Mô Hình Nuôi Gà Ta Thả Vườn Không Bị Dịch Bệnh

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, một số hộ chăn nuôi gà phải lâm vào cảnh trắng tay. Thế nhưng, tại ấp Tân Hữu thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc có mô hình nuôi gà ta theo phương pháp mới của anh Nguyễn Văn Thành vẫn không bị dịch bệnh. Hàng năm, gia đình anh thu nhập trên trăm triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt.
Anh Thành bén duyên với nghiệp nuôi gà ta thả vườn từ năm 2003, khi vườn điều 4 hécta đã cao lớn và đến kỳ thu hoạch. Anh mua gà ta về nuôi nhằm tăng thêm phần thu nhập và lấy phân để bón cho điều. Anh kể: "Lúc đầu, tôi cũng thả theo cách thông thường nhưng thấy không mấy hiệu quả.
Tôi bèn tự tìm tòi, nghiên cứu và đi đến quyết định là khi gà con vừa mới nở thì tách ra nuôi riêng trong chuồng cho đến khi gà choai choai mới đem thả nuôi ngoài vườn. Cách nuôi này vừa hạn chế được dịch bệnh đối với gà con, vừa giúp cho gà mẹ có thời gian bồi bổ để đẻ trứng sớm hơn".
Anh nói thêm, gà con sau khi nở vẫn còn chất dinh dưỡng dự trữ nên ngày đầu hoàn toàn không nên cho chúng ăn gì mà chỉ cho uống nước sạch. Sang đến ngày thứ hai phải mua vaccin phòng dịch và dùng kim nhỏ chích vào cánh của chúng. Đặt biệt thức uống cho gà chỉ được dùng trong ngày, qua ngày hôm sau phải rửa máng cho sạch và thay bằng nước mới.
Nhờ chăn nuôi theo phương pháp mới mà đàn gà thả vườn của anh Thành không bị hao hụt, quy mô tổng đàn luôn được duy trì ở mức khoảng 2 ngàn con. Trong đó, số lượng gà mái đẻ trên 200 con, còn lại là gà hậu bị và gà thịt. Một điểm khá hay của anh Thành là nhờ tự nuôi, tự cung cấp giống, anh có thể theo dõi chọn được những gà bố mẹ khỏe mạnh từ nhỏ tới trưởng thành nên gà mái luôn đẻ sai, trứng to và đều; riêng gà trống thì cứ sau hai lứa anh lại đổi gà mới nên tránh được tình trạng trùng huyết làm suy yếu đàn gà.
Ngoài ra, cứ một đợt gà nở để nuôi bán thịt thì đợt sau anh lại bán gà giống, làm cách này giúp anh vừa duy trì ổn định số lượng đàn vừa có tiền để đầu tư thức ăn.
Do biết chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, phòng ngừa dịch bệnh tốt nên đàn gà nuôi của anh Thành mau lớn và bán được giá cao. Thấy được hiệu quả từ mô hình kinh tế này, nhiều nông dân trong xã, huyện và một số tỉnh bạn đã tìm đến để mua con giống và học hỏi kinh nghiệm nuôi. Với gà thịt, anh không cần mang ra chợ bán do các quán nhậu, nhà hàng và dịch vụ nấu ăn tới tận nơi đặt mua. Vào mùa cưới, anh không có đủ gà để bán.
Có thể bạn quan tâm

Dự án hỗ trợ nhân dân trồng 1 ha cỏ voi tại xã Minh Tâm; triển khai mô hình trồng cỏ voi VA06 tại 2 xã: Thành Công, Ca Thành, thu hút 31 hộ tham gia; tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật ủ chua thức ăn gia súc cho 65 học viên; hỗ trợ 864 túi ni lon ủ chua thức ăn và 17 máy thái cỏ cho 5 xã thuộc vùng dự án; hỗ trợ 8 hộ, mỗi hộ 2 triệu đồng để di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở.

Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 5-2014, với tổng số 2.000 con gà giống do 20 hộ dân của xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) thực hiện; Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm khuyến nông Chiêm Hóa hỗ trợ 100% giá trị con giống, 50% thức ăn chăn nuôi, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại…

Toàn tỉnh xảy ra 20 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 39,81 ha, trong đó, 14,76 ha rừng tự nhiên; 25,05 ha rừng trồng tại các huyện: Bảo Lâm 5 ha; Hòa An 7,7 ha; Hà Quảng 3,06 ha; Nguyên Bình 6,09 ha; Trùng Khánh; 3,89 ha; Trà Lĩnh 3 ha; Thông Nông 3,61 ha. Nguyên nhân gây ra cháy rừng do thời thiết nắng nóng cục bộ làm lớp thực bì chết khô dẫn đến nguồn vật liệu cháy cao; người dân chưa kiểm soát được nguồn lửa trong trình sản xuất, canh tác ở khu ven rừng.

Trong đó, tiêm 7.506 liều vắc xin lở mồm long móng và tụ huyết trùng cho trâu, bò; 5.380 liều vắc xin dịch tả lợn và 25.000 liều vắc xin Niucatson gà. Phun thuốc khử trùng tiêu độc phòng chống cúm H5N1 và H7N9 được 313.200 m2 tại 113 xóm.

Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm, với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống. Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm được khoảng 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống…