Cốm Hồng hương Yên Tử

Cốm Hồng hương Yên Tử của Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh là một trong những sản phẩm thuộc chương trình OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) của tỉnh Quảng Ninh.
Đây là sản phẩm đang được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng với nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Điều đặc biệt là nó được SX từ giống lúa ĐT 128 do DN này tự chọn tạo.
Sau một thời gian nghiên cứu, từ năm 2014, Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh bắt đầu SX sản phẩm cốm Hồng hương Yên Tử cung cấp ra thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao
. Cốm Hồng hương Yên Tử được chế biến từ gạo lức, có nhiều vi lượng quý như Vitamin B1, Omega, can xi, sắt, lipit... là những chất rất tốt cho cơ thể con người.
Ông Nguyễn Ngọc Tiến, GĐ Cty cho biết, lúa được sấy khô, xay xát, tạo ra gạo lức, sau đó gạo được ngâm nước trong vòng 10 giờ, đem vào tủ nấu cơm, sau đó cơm được đưa sang máy sấy khô, chuyển sang máy rang cốm trộn muối công nghiệp nhập từ TP.HCM rồi được đóng gói thành phẩm.
Quy trình SX cốm theo dây chuyền công nghệ hiện đại và đảm bảo VSATTP.
Cốm Hồng hương Yên Tử có tác dụng phòng bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư, có lợi cho tim mạch, chống lão hoá, suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi, phát triển chiều cao đối với trẻ em...
Cánh đồng lúa siêu nguyên chủng của Cty tại Đông Triều
Một trong những thành công của Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh là thực hiện thành công mô hình gieo mạ khay trong nhà lưới.
Với diện tích nhà lưới khoảng hơn 200 m2, kinh phí đầu tư hơn 200 triệu đồng, số lượng mạ có thể đáp ứng gieo cấy hàng chục ha, rút ngắn thời gian gieo mạ, nhân công và các chi phí khác.
Theo tính toán của ông Tiến, việc gieo mạ khay tiết kiệm mỗi ha gieo cấy lúa được 10 kg thóc giống, không lo bất lợi của thời tiết và sâu bệnh.
Hiện cốm Hồng hương Yên Tử chủ yếu được cung cấp dùng làm thực phẩm cho các chùa như Ba Vàng, Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Hương (Hà Nội)...
Sản phẩm này rất phù hợp với khách hành hương đi lễ chùa, khách đi xe đường dài... vừa tiện sử dụng, lại cung cấp khá đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Một điều khá đặc biệt là sản phẩm cốm Hồng hương Yên Tử được chế biến từ gạo của một giống “lúa thảo dược” có tên gọi Hồng hương ĐT 128.
Thành phẩm gạo được ông Tiến đưa đi phân tích tại Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia (Bộ Y tế) với các thông số vô cùng thuyết phục.
Cụ thể: Vitamin B1 khoảng 78,5 mg/100 gr, cao gấp 88 lần gạo thông thường; Canxi 64,7 mg/100 gr; sắt 2,2 gr/100 gr; hàm lượng Omega 3 khoảng 9,39 mg/100 gr cao gấp 20 lần, Omega 6 khoảng 208 gr/100 gr, cao gấp 16 lần và nhất là Omega 9 khoảng 90,6 mg/100 gr cao gấp 12 lần các giống lúa thông thường.
Ông Tiến cho biết thêm, giống Hồng hương ĐT 128 đã được khảo nghiệm và chọn lọc từ năm 2008 - 2014, cây lúa đồng đều và chống chịu sâu bệnh khá, năng suất trung bình 5,5 - 6,5 tấn/ha, gieo cấy thích hợp cả 2 vụ lúa xuân muộn và mùa sớm vì thời gian sinh trưởng chỉ 100 - 105 ngày vụ mùa và 125 - 130 ngày vụ xuân.
Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh đang chọn lọc siêu nguyên chủng, nhân nguyên chủng và hợp đồng liên kết SX với một số địa phương tại Uông Bí và Đông Triều, bao tiêu toàn bộ thóc thương phẩm để chế biến cốm.
Related news

Tại xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả và khuyến cáo một số giải pháp xây dựng mô hình trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Hội Nông dân huyện Tủa Chùa có 12 cơ sở hội, 138 chi hội với gần 7.000 hội viên. Trong đó, số lượng hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chiếm 54% tổng số hội viên. Xác định việc giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng góp phần giúp hội viên ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Theo UBND huyện Long Thành, ngoại trừ An Phước được công nhận là xã nông thôn mới từ đầu năm 2014, đến thời điểm hiện tại, huyện có thêm 3 xã: Long An, Long Đức, Long Phước cũng đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng thẩm định tỉnh họp xét công nhận xã nông thôn mới và 9 xã còn lại cũng đạt từ 13 đến 18 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…

Đầu năm 2009, với việc đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại thả nuôi 150 thỏ con, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi nên thỏ bị dịch bệnh, việc chăn nuôi thất bại”. Không từ bỏ quyết tâm, cuối năm 2009, anh quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan.