Kết Quả Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Rừng Thái Lan Lai
Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh “Phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ” tại huyện Phổ Yên.
Sau hơn 2 năm triển khai, dự án đã xuất bán 356 con lợn F2 thương phẩm, cung cấp cho thị trường hơn 6,1 nghìn kg thịt lợn chất lượng cao; tổng giá trị thu được của dự án đến thời điểm nghiệm thu đạt hơn 916 triệu đồng (1 kg thịt lợn rừng có giá 150.000 đồng).
Trước đó, dự án đã triển khai trên địa bàn các xã Đắc Sơn, Đồng Tiến và Trung Thành, huyện Phổ Yên, với 8 hộ nông dân tham gia; quy mô tổng đàn nuôi 55 con lợn giống, trong đó 50 con lợn nái rừng lai F1 và 5 lợn rừng đực kết hợp với trồng 1ha cây thức ăn các loại (chủ yếu là cỏ VA-06).
Những hộ được chọn thực hiện dự án là những hộ chăn nuôi có đủ điều kiện về chuồng trại, đất đai, kinh nghiệm chăn nuôi và vốn đối ứng theo yêu cầu kinh tế, kỹ thuật của dự án.
Ban chủ nhiệm dự án đã lựa chọn giống lợn rừng F1 được lai từ lợn đực rừng Việt Nam với lợn cái rừng
Thái Lan để làm con cái nền để tiếp tục lai tạo với đực rừng Thái Lan tạo ra con lai F2 nuôi thương phẩm phù hợp với sinh thái địa phương.
Thời gian tới, Trạm sẽ tiếp tục tuyên truyền mở rộng mô hình chăn nuôi lợn rừng lai trên địa bàn huyện, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Vừa qua dự án được nghiệm thu với kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ đậu thai phối giống lần 1 với lứa 1 đạt 85%, lứa 2 đạt 87%; số lợn con sinh ra trong ổ và trọng lượng sơ sinh cao; tỷ lệ sống đến cai sữa cao - đạt trên 90%; trọng lượng lợn F2 đạt trung bình 20,5 kg ở 6 tháng tuổi. Đàn lợn F2 thích nghi với điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc tại địa phương, sức đề kháng cao. Với một nái lợn rừng Thái Lan lai sau 01 năm nuôi sinh sản sẽ cho lãi 5,9 triệu đồng từ xuất bán lợn con.
Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên đã hoàn thiện được các quy trình kỹ thuật chăm sóc lợn bố mẹ, chăn nuôi lợn rừng lai thương phẩm và quy trình chế biến thức ăn phù hợp với điều kiện địa phương.
Con lai F2 giữa lợn rừng Việt Nam và Thái Lan có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, đã khắc phục được một số nhược điểm như: hung dữ, thịt khô, cứng, đẻ ít ở lợn rừng Việt và tỷ lệ mỡ cao ở lợn rừng Thái và có những đặc điểm nổi trội so với giống lợn rừng thuần; chất lượng thịt vẫn giữ được đặc thù của thịt lợn rừng nên đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, vì vậy đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi - Bà Nguyễn Thị Chín, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên, cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nằm dọc dài theo dãy Trường Sơn hùng vĩ, Hướng Hóa (Quảng Trị) từ một huyện nghèo nay đã trở nên sầm uất với những bước tiến vượt bậc trên mọi lĩnh vực.
5 năm qua ở Hà Tĩnh "Ngày thứ 7 NTM" đã thành thông lệ, Ðoàn kiểm tra NTM do Trưởng Ban chỉ đạo dẫn đầu, đi ô tô chung, về cơ sở nắm tình hình ở các địa phương. Cách làm này đã giúp cơ sở và người dân tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc.
Người ta gọi Gio Linh (Quảng Trị) là miền đất lửa. Bởi nơi đây khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, hạn hán… còn trong chiến tranh, mỗi con người từng sống trên mảnh đất chưa đầy 500km2 này đã phải hứng chịu gần 10.000 tấn bom đạn.
Thay vì SX truyền thống “mùa nào thức ấy”, nhiều địa phương ở Bắc Giang áp dụng tiến bộ kỹ thuật tạo ra sản phẩm rau quả trái vụ nhằm nâng cao thu nhập.
8 năm rời công tác quản lý, ở tuổi 73, cựu Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Nguyễn Đức Triều thanh thản vui thú điền viên. Những người từng làm việc với ông, quen biết ông đều có chung nhận xét ông là người tận tụy với công việc, sống nhân ái và hết sức nghĩa tình.