Cơ Sở Nuôi Cá Tra Trong Ao Điều Kiện Bảo Đảm Vệ Sinh Thú Y, Bảo Vệ Môi Trường Và An Toàn Thực Phẩm
Kể từ ngày 01/02/2015, các tổ chức, cá nhân nuôi thâm canh cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) trong ao trên phạm vi cả nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ phải áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cơ sở nuôi cá Tra trong ao - Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm (ký hiệu: QCVN 02 - 20 : 2014/BNNPTNT) theo Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và PTNT ban hành ngày 29/07/2014.
Theo đó, Quy chuẩn quy định những điều kiện về địa điểm nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất thải; lao động kỹ thuật của cơ sở nuôi thâm canh cá Tra trong ao (cơ sở nuôi) để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Cơ sở nuôi cần lập hồ sơ quản lý gồm: các biểu mẫu ghi chép; giấy tờ mua giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học; giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy tờ bán cá thương phẩm. Thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu là 1 năm.
Quy chuẩn này là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân nuôi thâm canh cá Tra thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở nuôi và phục vụ đăng ký, chứng nhận cơ sở nuôi đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù giá cá giống đã giảm khoảng một nửa (chỉ còn trên 20.000 đồng/kg) nhưng vẫn không bán được. Nhiều ao cá giống đang quá lứa khiến người ương nuôi cá giống gặp nhiều khó khăn.
Những ngày qua, tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lúa rớt giá thê thảm đến mức nông dân băn khoăn không biết nên bán hay để cho... vịt ăn, bởi lúa tươi vừa được người nông dân Hậu Giang bán tại ruộng chỉ với 2.800 đồng/kg, được ví “rẻ như rau lang”.
Hàng loạt các đề xuất được đại diện Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ đưa ra nhằm gỡ khó cho người chăn nuôi. Song, các giải pháp được đề xuất dường như đang đi vào bế tắc.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu các cơ quan chức năng quản lý thu mua, vận chuyển trâu, bò qua biên giới với Lào, Campuchia theo đúng quy định, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ về thú y, ngăn chặn hiệu quả nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Hiện nay nuôi chim bồ câu làm kinh tế là mô hình của nhiều nông dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ngoài trồng lúa, trồng màu, nông dân nuôi bồ câu để tăng thêm thu nhập thay thế nuôi gà như trước đây.