Tăng Cường Quản Lý Xuất Khẩu Gạo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa theo dõi sát tình hình sản xuất, sản lượng...
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có một số ý kiến chỉ đạo về công tác điều hành xuất khẩu gạo.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan nắm chắc tình hình xuất khẩu, nhập khẩu thóc gạo qua biên giới (nhất là biên giới phía Bắc với Trung Quốc và biên giới phía Nam với Campuchia).
Bộ Công Thương cũng được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) rà soát các quy định (kể cả các tiêu chí cụ thể chỉ định thương nhân thực hiện hợp đồng tập trung), các thỏa thuận đã ký để chủ động điều chỉnh cơ chế cho phù hợp nhằm tổ chức lại các thị trường tập trung, bảo đảm khai thác tốt thị trường và nâng cao hiệu quả xuất khẩu; trường hợp vượt thẩm quyền, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), UBND các tỉnh biên giới liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng chức năng quản lý chặt chẽ, không để thóc, gạo xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới nhưng không được khai báo, thống kê đầy đủ theo quy định; định kỳ hàng tháng gửi báo cáo đến Bộ Công Thương để tổng hợp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa theo dõi sát tình hình sản xuất, sản lượng, thu hoạch trên địa bàn; định kỳ hàng tháng gửi báo cáo về các Bộ.
Về đầu mối thị trường tập trung, trước mắt, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý bổ sung Tổng công ty Lương thực miền Bắc cùng Tổng công ty Lương thực miền Nam làm đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung tại các thị trường Philippines, In-đô-nê-xia và Malaysia như đề nghị của các Bộ và VFA.
Có thể bạn quan tâm

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng đến năm 2020.

Theo đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò sữa của tỉnh đạt 17.800 con, tăng hơn 10.000 con so với tổng số đàn bò hiện tại. Khi đó vấn đề thức ăn cho bò sẽ trở thành mối lưu tâm hàng đầu của nông hộ.

Trước làn sóng đầu tư được dự báo là rất lớn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi, tiêu thụ sữa tươi của Hà Nội sẽ đứng trước nhiều thách thức.

Nhà nông trẻ Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1986) đã mạnh dạn chuyển đổi cả ngàn mét vuông diện tích đất trồng mía để xây dựng chuồng trại chăn nuôi “thuần hóa” giống gà Đông Tảo (một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam) tại thôn 3, xã Mê Linh, Lâm Hà, Lâm Đồng đạt thu nhập tăng cao mỗi tháng.

VEPR dự báo ngành chăn nuôi Việt Nam chịu tác động tiêu cực nhất của TPP, còn đại diện Cục Chăn nuôi tin vẫn có nhiều sản phẩm có thể cạnh tranh, ví dụ như lợn cắp nách