Trồng Xà Lách Xoong Theo Quy Trình VietGAP Cho Lợi Nhuận Cao

Nói đến xà lách xoong ở ĐBSCL, không thể quên vùng rau rộng hơn trăm hecta tại xã Thuận An (Bình Minh - Vĩnh Long).
Ở đây có HTX Cải xà lách xoong an toàn Thuận An thành lập năm 2013. Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận VietGAP (thực hàng sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) ngày 10/10/2014, đang bán xà lách xoong khắp ĐBSCL, TPHCM và xuất cả sang Campuchia.
Xà lách xoong Thuận An cây thấp, cọng nhỏ, thân mềm xốp và thơm hơn rau nhiều nơi khác, nấu canh hay ăn sống đều ngon. Giám đốc HTX, ông Trần Minh Hiếu, giới thiệu cánh đồng rau lên liếp đẹp như bức tranh. Rau được che như hoa lan, có hệ thống phun nước cứ 50-60 phút phun một lần, trồng và thu hoạch theo quy trình kỹ thuật tiên tiến nhờ sự giúp đỡ của ngành nông nghiệp và Trường ĐH Cần Thơ.
Mới đây, HTX xây dựng kho sơ chế sản phẩm bằng khí ozone với kinh phí 600 triệu đồng, để khử trùng, xử lý độc tố và tạp chất trước khi đưa ra thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm. Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyễn Tấn Phú cho biết, xà lách xoong VietGAP chỉ sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh.
Xà lách xoong trồng một lần thu hoạch nhiều năm, mỗi năm thu hoạch 7-8 đợt. Thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP khá vất vả, tuy nhiên, rau bán giá cao hơn nên thu nhập của người trồng cũng khá. Ông Hiếu nói: “Trồng xà lách xoong VietGAP cho lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với lúa hay cây màu khác, nhiều xã viên đã giàu lên”.
Nguồn bài viết gốc: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Trong-xa-lach-xoong-theo-quy-trinh-VietGAP-Loi-nhuan-cao-108-47767.html
Có thể bạn quan tâm

Hậu Giang đã và đang tập trung mở rộng mối quan hệ giao lưu, hợp tác thông qua các dự án ưu tiên mời gọi doanh nghiệp gần xa, trong đó có các đối tác nước ngoài như Hàn Quốc tham gia đầu tư vào địa bàn tỉnh nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh trên lĩnh vực nông nghiệp vốn có tại địa phương.

Những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Sơn đã không ngừng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo huy động được sức mạnh cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân.

Năm 2014, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Nam Giang tiếp tục đạt được nhiều kết quả. Diện tích gieo trồng đạt gần 6 nghìn ha; chăn nuôi tiếp tục duy trì và phát triển; tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện đạt 28,5 tỷ đồng; trồng mới 250,9 hecta rừng, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 56%...

Cách chợ vài chục mét có rất nhiều hàng quán buôn bán. Chị Hồ Thị Vân, tiểu thương ở xã Phước Chánh cho biết: “Có chợ mới, buôn bán cũng sướng, nhưng chưa có ai vào, một mình mình vào thì bán cho ai. Nhà sát mặt đường, mở hàng bán tại nhà vừa bán vừa trông nhà. Để hàng trong chợ không có ai trông coi, tôi rất sợ mất”.

Đầu vụ sản xuất đông xuân 2014-2015, vấn đề giá cả và chất lượng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp (VTNN) đang được nông dân rất quan tâm. Vì thế khi biết tin vụ đông xuân 2014 – 2015, giá giống, phân bón, VTNN giảm; còn chất lượng thì được các đơn vị sản xuất và cung ứng cam kết đảm bảo nên bà con rất phấn khởi.