Ông Tân vượt khó làm giàu
Năm 1987, ông Tân dùng hết số tiền hai bên gia đình cho, đồng thời vay mượn thêm người thân đầu tư nuôi vịt chạy đồng với hy vọng sẽ đổi đời. Ban đầu, ông chỉ nuôi vài trăm con vịt, sau đó tăng đàn lên đến 5.000 con vịt đẻ và tơ. Sau hai năm đầu tư, chưa kịp lấy lại vốn thì đàn vịt nhà ông bị dịch bệnh lăn ra chết gần hết.
Từ đó, ông đành “ném sào vô bụi” để đi làm thuê trả nợ. Ông cho biết: “Lúc đàn vịt lăn ra chết, tôi chỉ biết cắn răng kêu trời vì không biết lấy tiền đâu trả nợ cho người ta. Lúc ấy tôi phải chuyển sang làm “thợ đụng”, tức đụng gì làm nấy và ai thuê gì cũng làm”.
Qua một năm làm thuê, thấy nguồn thu nhập không ổn định, chưa đủ nuôi các con thì lấy gì trả nợ, nên ông Tân theo học nghề thợ mộc, vừa học nghề vừa làm thêm kiếm tiền. Nhờ chịu khó, siêng năng nên tay nghề của ông nhanh chóng được nâng lên. Khi nghề vững rồi, ông được người bạn ở Nha Trang định hướng mở dịch vụ mai táng, đồng thời hướng dẫn cách làm, mở xưởng...
Năm 1991, ông Tân quyết định vay tiền mở xưởng làm dịch vụ mai táng, đồng thời mua gỗ về tự tay đóng hòm để bán cho những gia đình có người quá cố. Từ đó, cuộc sống gia đình ông ngày càng ổn định hơn. Tuy nhiên, dịch vụ mai táng cũng không thể làm giàu, năm 2001, ông mua 4 con bò nái giống về nuôi để gầy đàn.
Đến nay, đàn bò đã tăng lên 26 con, tổng trang trại trị giá trên 1 tỉ đồng, trong đó có những con bò lai Pháp, Mỹ có giá từ 55 triệu đến 60 triệu đồng/con. Ông nói: “Trang trại nhà tôi luôn có 15 con bò nái giống sinh sản; mỗi năm bán từ 10 đến 20 con bò thịt, mỗi con có giá trên 30 triệu đồng, tổng thu trên 300 triệu đồng”.
Để nuôi đàn bò như vậy, ông bỏ ra 800m2 để xây dựng chuồng trại và thuê một người chăm sóc, đồng thời trồng 7 sào cỏ và làm một mẫu ruộng để lấy rơm, còn lúa thì xay gạo nấu cháo cho bò. Nhờ nguồn thức ăn dồi dào mà đàn bò phát triển tốt, con nào cũng nhanh lớn. Ông nói: “Sắp tới, tôi sẽ mở rộng trang trại bò và tăng lượng bò nái giống lên 30 con để tăng thêm nguồn thu nhập”.
Ông còn khoe: Hàng năm từ bán bò và dịch vụ mai táng, doanh thu của gia đình khoảng 700 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, vợ chồng tôi kiếm được trên 200 triệu đồng, nhờ đó có tiền cho 3 đứa con học đại học. Riêng đứa con gái út đã tốt nghiệp Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, hiện đang học thạc sĩ. Ngoài ra, năm 2011, vợ chồng tôi còn xây dựng được căn nhà trị giá 1,7 tỉ đồng.
Từ khi trang trại bò và dịch vụ mai táng ngày càng được mở rộng, ông thuê người làm và trả lương hàng tháng. Đến nay, gia đình ông Tân có 4 người làm, lương cho 3 thợ làm dịch vụ mai táng từ 4,8 triệu đến 5 triệu đồng/người/1tháng, còn người chăm sóc bò là 3 triệu đồng.
Ông Tô Văn Trưng (61 tuổi), người giúp việc chăn nuôi bò cho gia đình ông Tân, nói: “Vợ tôi bệnh ung thư máu từ năm 1996. Để có tiền chữa bệnh, tôi phải bán hết mấy sào ruộng và vay mượn tiền người thân vậy mà bệnh tình bà ấy không thuyên giảm.
Đến năm 2010, vợ tôi mất đi để lại cho tôi 7 đứa con. Đến nay, tôi dựng vợ, gả chồng được 5 đứa rồi, còn hai đứa nhỏ, một đứa 18 tuổi, một đứa 21 tuổi cũng phải nghỉ học đi làm thuê. Còn tôi hơn hai năm nay, nhờ ông Tân tạo công ăn việc làm, mỗi tháng kiếm được 3 triệu đồng nên có tiền xoay xở cho gia đình và cũng đỡ vất vả hơn”.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Đồng Mai Văn Hải nói: “Mấy năm qua, ông Nguyễn Văn Tân không chỉ biết làm giàu mà còn biết chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã và tạo việc làm cho nhiều người. Ông là một trong những nông dân của địa phương đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh và mới đây, được Hội Nông dân huyện Tây Hòa tuyên dương tại Hội nghị điển hình tiên tiến 5 năm giai đoạn 2010-2015”.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2003, sau khi được thành lập, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng tập trung ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trên các đối tượng cây trồng chính như: khoai tây, dâu tây, các giống hoa cắt cành và giống địa lan phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên nhiều diện tích lúa mới xuống giống của nông dân khu vực đầu nguồn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bị thiệt hại, có diện tích người dân phải sạ lại, khiến chi phí sản xuất tăng cao.
Mùa lũ 2015, mực nước trên đồng thấp là điều kiện cho chuột sinh sôi, nảy nở tràn lan.
Người nông dân trồng các loại rau theo yêu cầu của cửa hàng, bảo đảm số lượng cung cấp; ngược lại, phía cửa hàng RAT phải bao tiêu sản phẩm mà người trồng rau sản xuất ra theo kế hoạch đã thống nhất với giá cao hơn rau sản xuất đại trà.
Ngày 16/11/2015, tại xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh tổ chức tổng kết mô hình giúp nhà vườn quản lý và phòng trừ bệnh chổi rồng trên cây nhãn.