Cô kỹ sư thủy sản sáng tạo vượt khó
Sau một thời gian làm việc tại Trại sản xuất nghiên cứu thử nghiệm giống thủy sản cô nhận thấy phần lớn cán bộ kỹ thuật tuổi trẻ, ít kinh nghiệm đầy nhiệt huyết, yêu nghề. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của trại khá hoàn chỉnh phù hợp cho việc nghiên cứu thử nghiệm, sản xuất đối tượng giống mới nhưng mới được sử dụng một phần.
Từ thực trạng và để khai thác, sử dụng hết công suất cơ sở vật chất của đơn vị, cô đã nghiên cứu và chủ động đề xuất với lãnh đạo hướng phát triển của Trại sản xuất giống. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Chi bộ, lãnh đạo Trung tâm, cô cùng tập thể triển khai mô hình tổ chức chia các tổ nhỏ như:
- Tổ khoa học công nghệ: Chuyên nghiên cứu thử nghiệm sản xuất đối tượng giống mới, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tổ dịch vụ sản xuất giống thủy sản: Ứng dụng kết quả chuyển giao công nghệ, kết quả sản xuất thử nghiệm, kết quả đề tài khoa học, từ đó sản xuất các đối tượng giống thủy sản đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân trong và ngoài tỉnh Ninh Thuận, bên cạnh đó kết hợp tư vấn kỹ thuật.
Việc hình thành các tổ nhỏ giúp cho đào tạo nguồn nhân lực quản lý, nâng cao khả năng làm việc nhóm, qua đó nâng cao năng lực trong hoạt động sản xuất giống thủy sản. Khi các tổ bước vào hoạt động xuất hiện không ít khó khăn do năng lực chuyên môn không đồng đều, kinh nghiệm không có, thời tiết, môi trường nước… ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Để khắc phục, sau mỗi đợt sản xuất giống mới, sản xuất thử nghiệm các đối tượng nuôi trồng thủy sản theo đề tài, cô cùng tập thể tổ chức thảo luận chuyên đề đúc kết quy trình sản xuất, nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật, phân tích mặt được để phát huy, mặt chưa được cần khắc phục.
Quá trình sản xuất do thời tiết bất lợi cho sản xuất giống dẫn đến hiệu quả thấp, cô đã nghiên cứu có sáng kiến “thay đổi, cải tiến trong quy trình kỹ thuật sản xuất giống tôm thẻ” bằng phương pháp “Lọc, đảo trước khi thả Nauplius” cho kết quả tốt. Cụ thể: Trước đây, sau khi xử lý nước thì tiến hành thả Nauplius làm phát sinh tồn dư các chất cặn bẩn, chất nhớt trên bề mặt hồ và dây sục khí. Sau khi áp dụng biện pháp bơm lọc nước qua hồ mới trước khi thả Nauplius (không quá 24 giờ) đã khắc phục được hiện tượng trên.
Việc triển khai các hoạt động sản xuất, thử nghiệm phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu nên kết quả đạt được thường không ổn định. Cô đã cùng cán bộ kỹ thuật nghiên cứu tổ chức thay đổi quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá biển theo phương thức: Chuyển mô hình ương nuôi giống cá bớp trong ao bạt sang mô hình ương nuôi giống cá bớp trong bể xi măng. Từ khi chuyển đổi mô hình ương nuôi, tỷ lệ sống của cá giống tăng lên rõ rệt, chất lượng cá cũng được cải thiện, hiện tượng cá hở mang và trề môi không còn xuất hiện.
Cô cùng với tập thể cán bộ kỹ thuật Trại sản xuất đảm nhiệm nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công một số loại giống mới đồng thời làm chủ quy trình sản xuất như: Quy trình sản xuất giống tôm càng xanh, Quy trình sản xuất Hàu Thái Bình, Quy trình sản xuất cá Chẽm, cá Bớp, Quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.
Triển khai, thực hiện hoàn thành 02 đề tài sản xuất giống cua xanh và giống ghẹ xanh, đặc biệt đã sản xuất ra một số con giống mới như: Hàu Thái Bình Dương và giống cá bớp. Các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm đưa vào hoạt động sản xuất dịch vụ giống, tạo con giống có chất lượng cao, phục vụ nhu cầu nuôi trồng thủy sản của bà con trong và ngoài tỉnh, tạo thêm nguồn thu cho đơn vị.
Kết quả: Năm 2012, trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và giống cua xanh đạt trên 7,1 triệu con, doanh thu trên 400 triệu đồng; Năm 2013: Tổng sản lượng giống các loại (giống tôm thẻ chân trắng, giống tôm sú, giống cá chẽm, giống cá bớp) đạt trên: 56 triệu con, doanh thu trên 3,2 tỷ; Năm 2014: Tổng sản lượng giống các loại đạt trên 51 triệu con, doanh thu trên 3,8 tỷ; 6 tháng đầu năm 2015 doanh thu đạt trên 2 tỷ. Tổng doanh thu qua các năm đạt trên 9,4 tỷ.
Trại sản xuất thuộc Trung tâm Giống hải sản cấp I, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giờ đây được nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan học tập. Trại đã đảm nhận tập huấn cho 37 cán bộ kỹ thuật trong và ngoài tỉnh về qui trình kỹ thuật sản xuất giống hải sản. Kết quả trên, có phần đóng góp của cô kỹ sư trẻ luôn gương mẫu, sáng tạo vượt khó thực hiện ước mơ hoài bảo của mình “ Là thanh niên phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận bởi những tháng năm sống hoài, sống phí…”.
Related news
Chế độ cho cán bộ khuyến nông vẫn thấp, tổ chức triển khai cơ chế chính sách và phương thức quản lý khuyến nông ở địa phương còn nhiều khó khăn, lúng túng... là thực tế mà ngành này đang phải đối mặt.
Chuột hoạt động mạnh và gây hại vào ban đêm, có thể di chuyển xa khoảng 2 km để tìm thức ăn và thường đi theo các đường mòn cố định. Mùa khô chúng thường sống tập trung trong hang ở các bờ mẩu, bờ đìa
Hiện giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tăng so đầu tháng 5-2012, các công ty đang thu mua cá nguyên liệu với giá 23.500 - 24.000 đồng/kg. Đầu tháng 5, giá cá ở mức 20.000 - 22.500 đồng/kg, với giá thành sản xuất dao động từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 4.000 đồng/kg.
Ước tính, lợi nhuận của sản phẩm gỗ tại thị trường nội địa cao hơn xuất khẩu tới 10%, tuy nhiên hiện nay, đây vẫn là "khoảng trống" của ngành gỗ nước ta.
Gần 1 năm nay nhiều hộ nông dân ở TP. Buôn Ma Thuột đã nuôi thành công giống gà J-DABACO, thu lãi từ 30 đến 35 nghìn đồng/kg.