Có dấu hiệu tội phạm trong vụ sản xuất, kinh doanh phân bón giả tại Đồng Nai

Ngày 27/8, BCĐ 389 Quốc gia về phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã có buổi làm việc với cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai về vụ phát hiện cơ sở kinh doanh và sản xuất phân bón giả lớn tại địa phương này.
Ban chỉ đạo 389 Quốc gia thì vụ việc phát hiện số lượng lớn phân bón giả tại Công ty Thuận Phong do ông Khuất Mạnh Tường làm giám đốc, đóng tại phường Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai là rất rõ ràng.
Công ty Thuận Phong đã trá hình núp bóng trong đất thuê của Quân đội, để sang chiết và sản xuất phân bón giả nhãn hiệu của Hoa Kỳ. Quá trình kiểm tra và thu giữ, lực lượng chức năng đã phát hiện 26 loại phân bón vô cơ, hữu cơ các loại, là phân ure cao cấp siêu tiết kiệm đạm, phân super, phân super nitro-ure A, phân NPK cao cấp và các loại phân trung vi lượng kẽm, Bo, đồng, mangne sium sulphat, phân cao cấp Nano…
Tổng số trên 16.605 bao, 14.700 gói dạng bột và 600 lít dạng nước cùng nhiều loại phân bón dán mác sản xuất tại Mỹ. Sau khi kiểm tra tại Trung tâm Chất lượng đo lường III, kết quả cho thấy, trong 29 mẫu đã có tới 19 mẫu không đạt chất lượng. Điều này là đủ cơ sở để khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 2 hành vi kinh doanh trái phép và sản xuất phân bón giả.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, vụ việc có nhiều dấu hiệu của tội phạm. Vì thế sẽ chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai cử các điều tra viên có kinh nghiệm tiếp tục điều tra và đưa ra kết luận trong vòng 1 tuần.
Trước đó, vào ngày 24/4, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã kiểm tra và bắt quả tang Công ty Thuận Phong đang thực hiện hành vi sang chiết, đóng chai phân bón dạng nước mang nhãn hiệu VITOL giả của Mỹ. Gần 3.300 chai phân bón VITOL giả bị phát hiện tại hiện trường cùng hàng trăm kg nhãn mác giả. Số nhãn hàng hóa giả này do chính Công ty Thuận Phong thuê in ấn.
Related news

Giảm chi phí trong sản xuất, áp dụng những kỹ thuật mới, nâng cao hiệu quả, góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa cho bà con nông dân (ND) là mục đích của dự án áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI.

"Việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là quá trình lâu dài, đòi hỏi nỗ lực, trách nhiệm của cả Chính phủ, các cơ quan, địa phương liên quan và của doanh nghiệp, người nông dân”- Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh

“Với việc Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ chuẩn bị các bước để khởi kiện Mỹ bán phá giá gà tại Việt Nam, đây có thể coi là lần đầu tiên các đơn vị của Việt Nam đi kiện Mỹ bán phá giá” – ông Phạm Anh Tuấn - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản chia sẻ với NTNN.

Chiều 1.10, ông Tô Thái Ninh- Phó phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước (Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công Thương) cho biết:

Giá thu mua tại vườn chỉ 2.000 đồng nhưng giá bán hồng giòn, hồng trứng Đà Lạt tại Hà Nội có lúc đã lên tới 55.000 đồng/kg, cao gấp hơn 20 lần.