Đậu phộng trúng giá

Vụ này đậu phộng trúng mùa được giá cao và đang có đầu ra ổn định ở thị trường Campuchia và Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Thông, ở ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, trồng 3 công đậu phộng giống L15 cho biết: Đậu phộng là cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chỉ sau 3 tháng có thể thu hoạch đạt năng suất 600 - 650kg/công, tăng 20-25kg/công so với vụ trước.
Hiện thương lái vào tận ruộng thu mua với giá 15.000 -16.000đ/kg, tăng khoảng 6.000 -7.000đ/kg so với cùng thời điểm năm ngoái. Sau khi trừ hết chi phí ông Thông lãi gần 20 triệu đồng/3 công.
Ông Phạm Thành Tâm, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện An Phú cho biết, nhiều năm nay nông dân thực hiện chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng đậu phộng trên đất ruộng có bơm cát vào. Đến thời điểm này diện tích đậu phộng toàn huyện khoảng 550 ha và dự kiến sẽ tăng các năm tới. Bởi mô hình này đang mang lại hiệu quả cao gấp đôi so với trồng lúa.
Có thể bạn quan tâm

Hai tuần qua, cả nước tiếp tục ghi nhận thêm 3 tỉnh, thành xuất hiện dịch tai xanh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội.

Mua dụng cụ thú y ở các cửa hàng bán thuốc thú y, bao gồm: Xi lanh bằng sắt có ốc định lượng (Trung Quốc sản xuất) dung tích 10ml, panh bằng kim loại, hộp kim tiêm gia súc, gia cầm, các loại kích cỡ số: 7, 9. Loại kim tiêm ngắn, tiêm dưới da 1cm, kim tiêm dài, để tiêm bắp 2cm. Mỗi loại, mỗi cỡ 2-3 chiếc đề phòng tắc, gẫy kim tiêm khi thao tác.

Nuôi tôm càng xanh luân canh trong vuông tôm sú là mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao cho nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau). Điều này làm bất ngờ đối với người dân địa phương, bởi trước đây người dân chỉ dám mơ ước 1 vụ tôm, 1 vụ lúa, thế mà từ những thử nghiệm ban đầu, đến nay người dân xã Biển Bạch phấn khởi vì nuôi tôm càng xanh tăng thu nhập gấp đôi vụ lúa.

Mô hình nuôi heo rừng lai được triển khai thử nghiệm ở huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) từ năm 2010, với kinh phí 1,3 tỷ đồng trích từ nguồn vốn 30a. Mô hình hứa hẹn sẽ giúp đồng bào miền núi giải quyết bài toán trồng cây gì, nuôi con gì để thoát nghèo. Thế nhưng, qua hơn 1 năm triển khai, mô hình trên đã không mang lại hiệu quả.

Ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vừa cho biết: Tại Khánh Hòa, tính đến thời điểm này đã có khoảng 50 tấn tôm hùm nuôi bị chết (chủ yếu do bệnh sữa), ước thiệt hại cho người nuôi trên 50 tỷ đồng. Hiện nay, phác đồ mới điều trị bệnh sữa trên tôm hùm chỉ mới áp dụng thực nghiệm trên 10 hộ nuôi tại huyện Vạn Ninh. Kết quả còn chờ Bộ NN-PTNT thẩm định, đánh giá. Theo ông Khánh, hiện người nuôi tôm đang lạm dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho tôm.