Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ chế trói tay ngành lúa gạo

Cơ chế trói tay ngành lúa gạo
Publish date: Wednesday. October 7th, 2015

Tại hội thảo “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng lúa gạo, vật tư nông nghiệp và vật tư thủy sản” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm 25-9-2015, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, cho rằng có bốn lý do khiến xuất khẩu gạo của Việt Nam sụt giảm.

Thứ nhất, nguồn cung thế giới dồi dào.

Thứ hai, giá cả ngày càng cạnh tranh. Thứ ba, nhiều nước sản xuất và xuất khẩu gạo mới ra đời như Campuchia, Myanmar. Thứ tư, nỗ lực tự túc lương thực của một số nước nhập khẩu.

Tuy nhiên, theo quy luật của thị trường, bốn yếu tố trên ảnh hưởng đến tất cả các nước có tham gia vào thương mại gạo toàn cầu chứ không phải chỉ riêng Việt Nam.

Còn nếu đi sâu vào các yếu tố trên, thậm chí Việt Nam còn có điểm thuận lợi hơn so với các nước xuất khẩu khác.

Cụ thể, xét yếu tố thứ hai - về giá cả, thì Việt Nam là nước nằm trong tốp có mức giá cạnh tranh nhất, sau Pakistan (vào thời điểm hiện tại, gạo 5% tấm của Việt Nam có giá 330-340 đô la Mỹ/tấn và vẫn cạnh tranh hơn so với các nước còn lại, ngoại trừ Pakistan có giá 310-320 đô la Mỹ/tấn, theo Oryza.com).

Cần loại bỏ những quy định mang tính “trói tay” doanh nghiệp để họ tham gia vào thị trường xuất khẩu, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của thị trường lúa gạo Việt Nam.

Đứng ở góc độ nhà nghiên cứu chính sách, ông Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, cho biết hiện trong ngành lúa gạo có tới hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật, gây chồng chéo, cản trở các thành tố trong chuỗi ngành hàng này phát huy tác dụng.

Trong khi đó, ở góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An (Cần Thơ), chỉ ra nhiều điểm của chính sách còn bất cập, dẫn đến cản trở khả năng cạnh tranh của họ và cả ngành lúa gạo Việt Nam.

Chẳng hạn, Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp thì chỉ nông dân được hưởng, doanh nghiệp không được hưởng.

Theo ông Bình, đối với mô hình cánh đồng lớn, tức là mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, ngoài việc liên kết với nông dân, điều quan trọng doanh nghiệp phải làm là đầu tư hệ thống máy sấy để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

“Doanh nghiệp mới là đối tượng đầu tư chứ nông dân có đầu tư đâu?”, ông Bình bức xúc.

Cũng với mô hình cánh đồng lớn, tại hội thảo này, một số doanh nghiệp cho biết Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại áp dụng cho vay và giải ngân vốn theo dự án.

Ví dụ, xây dựng mô hình cánh đồng lớn ở Cần Thơ thì vốn chỉ được giải ngân cho dự án ở Cần Thơ chứ không được giải ngân cho dự án ở những địa phương khác.

Quy định này, theo họ, là không phù hợp với tình hình thực tế.

Còn về việc xuất khẩu gạo, tại diễn đàn “Chính sách nông nghiệp, tăng cường tính cạnh tranh thị trường lúa gạo và chăn nuôi Việt Nam” được tổ chức vào ngày 8-9-2015, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách Đại học Kinh tế (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), cho rằng Nghị định 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo được ban hành năm 2010 đã đưa ngành hàng này trở thành ngành kinh doanh có điều kiện nhằm khống chế số lượng doanh nghiệp tham gia thông qua áp đặt điều kiện quy mô kho chứa và công suất nhà máy xay xát...

Theo ông Thành, cơ chế xuất khẩu gạo chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp lớn như vậy đã không tạo cơ hội cho những doanh nghiệp nhỏ cùng tham gia, dẫn đến khả năng cạnh tranh của thị trường lúa gạo Việt Nam so với các nước yếu dần.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dẫn số liệu từ trang thông tin chuyên nghiên cứu và phân tích thị trường lúa gạo thế giới (Oryza.com), cho thấy tính đến ngày 15-9-2015, xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 6,733 triệu tấn, tăng 2,28% so với cùng kỳ năm ngoái;

Ấn Độ đạt 6,138 triệu tấn, tăng 16,16%; Pakistan đạt 2,735 triệu tấn, tăng 20,11%; Mỹ đạt 2,616 triệu tấn, tăng 39,34%. Trong khi đó, Việt Nam chỉ đạt 4,152 triệu tấn, giảm 7,69% so với cùng kỳ năm ngoái


Related news

Bùng Nổ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Bùng Nổ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chưa bao giờ phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) ở các tỉnh ven biển ĐBSCL phát triển rầm rộ như hiện nay. Từ Bến Tre sang Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đâu đâu cũng thấy nông dân chọn tôm thẻ để thả nuôi cho vụ mới năm 2014. Với lợi thế thời gian nuôi ngắn, bán giá cao, thu lời nhiều… tôm thẻ đang chiếm lĩnh thị trường. Hiệu quả hơn nuôi tôm sú Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ tôm mới năm 2014. Nếu như trước đây tôm sú đóng vai trò chủ lực thì nay tôm thẻ vươn lên chiếm vị trí số 1. Ông Nguyễn Văn Mì, ở ấp 2, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) cho biết: “Mấy năm nay tôm sú bị dịch bệnh hoành hành làm chết hàng loạt, trong khi tôm thẻ thắng lớn về năng suất lẫn giá cả”. Ông Nguyễn Văn Mì dẫn chứng, hồi cuối năm 2013, ông bỏ ra 300 triệu đồng nuôi một ao tôm thẻ rộng 4.000m². Đến cuối tháng 2-2014, ông thu hoạch được 5 tấn tôm thẻ loại 40 con/kg, bán cho nhà máy với giá 220.000 đồng/kg, thu lời 700 triệu đồng; thời gian nuôi chỉ mất 87 ngày. Trúng đậm tôm

Friday. February 28th, 2014
Làm Giàu Từ Trồng Cây Ăn Trái Làm Giàu Từ Trồng Cây Ăn Trái

Bà Phạm Thị Chín ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, được biết đến là người thành công với mô hình trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.

Friday. February 28th, 2014
Chọn Giống Lúa Cho Vụ Hè Thu Chọn Giống Lúa Cho Vụ Hè Thu

Kết thúc vụ lúa vừa qua, nông dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi vì vừa trúng mùa lại được giá. Nhiều nơi năng suất đạt ngoài mong đợi của người dân và chính quyền địa phương.

Friday. February 28th, 2014
Phòng Trừ Bệnh Hại Trên Cây Cao Su Phòng Trừ Bệnh Hại Trên Cây Cao Su

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay thì rất dễ làm phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su, nhất là vào thời điểm cây ra lá non, thuận lợi cho các bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá, nhện đỏ, nhện vàng phát sinh gây hại.

Friday. February 28th, 2014
Triển Khai Giải Pháp Đạt Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Gần 483 Tỷ Đồng Triển Khai Giải Pháp Đạt Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Gần 483 Tỷ Đồng

Năm 2014, huyện Cát Hải (Hải Phòng) triển khai nhiều giải pháp nhằm đạt giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 2010) 482,5 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, huyện đặt kế hoạch đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng là 8.400 tấn.

Friday. February 28th, 2014