Cơ chế quản lý cộng đồng giúp nuôi tôm bền vững

Kéo theo đó là lượng nước thải từ các hồ nuôi ra môi trường cũng ngày càng lớn, nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, nguy cơ lây lan khi có dịch bệnh.
Thực tế trong vụ tôm xuân hè năm 2015, dịch bệnh trên tôm nuôi đã gây thiệt hại nặng nề ở Móng Cái với diện tích bị nhiễm dịch bệnh lên tới 486ha của gần 490 hộ nuôi tại 100% các xã, phường nuôi tôm trên địa bàn thành phố.
Ngoài các nguyên nhân khách quan về thời tiết nắng nóng kéo dài, độ mặn nước tăng cao thì những nguyên nhân chủ quan về bất cập quy hoạch vùng nuôi, đặc biệt là người dân giấu dịch, tự xả nước chưa qua xử lý ra môi trường cũng là tác nhân gây lây lan dịch…
Là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng do dịch tôm, ông Bùi Văn Nhơn, Chủ tịch UBND xã Vạn Ninh cho biết: “Trên địa bàn xã Vạn Ninh hiện đã hình thành 4 vùng nuôi tôm ở thôn Cầu Voi, thôn Bắc - thôn Trung, thôn Đông và thôn Nam.
Tuy nhiên, hiện tại vùng quy hoạch các khu nuôi nhìn chung chưa phù hợp, chưa có các công trình phụ trợ như hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống ao lắng và xử lý trước khi đưa nước ra môi trường.
Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các hộ nuôi trong khu vực vẫn chưa chặt chẽ, đặc biệt là ý thức trách nhiệm chung trong xử lý dịch bệnh còn hạn chế, dẫn đến dịch tôm lây lan nhanh trên địa bàn.
Do đó từ đợt tháng 5-2015, khi dịch bệnh xảy ra, chính quyền địa phương phải lập đoàn kiểm tra thường xuyên đi kiểm tra, giám sát vùng ao nuôi và tuyên truyền, khuyến cáo bà con xử lý dịch bệnh để đảm bảo an toàn cho vụ nuôi sau”.
Do đó, sau dịch tôm, một trong những bài học được đặt ra đó là cần tăng cường cơ chế quản lý cộng đồng để hướng tới sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm ở Móng Cái.
Cơ chế này được thiết lập trên cơ sở hình thành các tổ, nhóm hoặc hợp tác xã sản xuất tại từng khu vực nuôi.
Các hộ trong tổ nhóm sản xuất sẽ thống nhất về quy trình kỹ thuật nuôi từ việc mua giống tại một cơ sở, thả cùng một thời điểm, thống nhất việc cấp, thoát nước ao nuôi, chia sẻ kinh nghiệm...
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Ngọc Liêm, Chủ tịch Hội Nghề cá TP Móng Cái, cho biết thêm: “Cơ chế quản lý cộng đồng được triển khai thực hiện tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nói riêng.
Trên cơ sở hoạt động của Hội Nghề cá, hiện nay, chúng tôi cũng đã hình thành được gần 20 chi, tổ nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu là nuôi tôm) bao gồm các hộ có ao đầm liền kề trong một khu vực nuôi.
Nếu như trước đây, việc nuôi tôm mạnh ai nấy làm thì nay, đặc biệt là sau dịch tôm, các hộ nuôi đã sát cánh với nhau hơn, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm từ việc lấy con giống, thức ăn, chế phẩm, xử lý dịch bệnh, cùng tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật”.
Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy cơ chế quản lý cộng đồng đang dần hình thành rõ nét hơn ở vùng nuôi tôm Móng Cái, góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung và vùng nuôi theo quy trình, tiêu chuẩn VietGAP.
Tuy nhiên cũng theo ông Liêm, thành phố cần sớm xây dựng quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản theo hướng hiện đại.
Trong đó, riêng khu vực nuôi tôm công nghiệp cần đảm bảo có khu vực tuần hoàn nước vào, nước ra và có vùng đệm chứa nước thải để xử lý trước khi thải ra môi trường.
Qua đó không chỉ giúp môi trường vùng nuôi được đảm bảo, mà còn giúp việc kiểm soát dịch bệnh nếu dịch xảy ra được nhanh chóng, khoa học, giảm thiểu rủi ro.
Có thể bạn quan tâm

Chuẩn bị cúng tất niên và đãi thợ, cuối tuần qua, chị Nguyễn Thị Hằng - vợ một nhà thầu xây dựng ngụ quận 7, TP HCM - gọi điện cho mối quen ở Long An đặt mua 10 con gà ta loại ngon thì được báo giá 90.000 đồng/kg (gà lông), tăng 10.000 đồng/kg so với giá bán cách nay 1 tháng với lý do “giá Tết”.

Với 4 nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt là trồng cây khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai đã góp phần tích cực trong việc giúp nông dân bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa tại địa phương.

13 năm trước, vào thời điểm đầu năm 2002, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai mô hình trồng giống cam Vinh, cam Canh và bưởi Diễn tại cánh đồng bản Hồng Lếch Cang, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên. 3 năm sau, những quả ngọt đầu tiên đến với người nông dân Hồng Lếch Cang. Cam, bưởi sai trĩu cành, khách hàng, thương lái tấp nập kéo đến mua. Nguồn lợi từ bán cam, bưởi mang lại niềm hi vọng lớn cho người dân nơi đây.

Ngoài ra, số diện tích lúa đã thu hoạch đạt trên 23 ngàn ha, năng suất 6,81 tấn/ha (thấp hơn 0,16 tấn/ha so với vụ trước). Số diện tích lúa đông xuân gieo sạ sớm hiện nay đang trổ chín và sẽ thu hoạch trước Tết Nguyên đán 2015 chiếm 50%, còn lại là phần lớn diện tích nông dân xuống giống đồng loạt lúa đang trong giai đoạn làm đòng sẽ thu hoạch đông ken, tập trung thời điểm tháng 2-3 dương lịch.

Những năm gần đây, người dân xã Phú Hựu, huyện Châu Thành đã mạnh dạn chuyển đổi những mảnh vườn tạp không hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó chuối cau được xem là một loại cây cho thu nhập khá ổn định. Theo ước tính, mỗi năm 1ha đất trồng chuối cau có thể cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.