Làm VietGAP Cho Ổi

Công ty TNHH trái cây Long Khánh (TX.Long Khánh - Đồng Nai) chuyên cung cấp hàng cho các hệ thống siêu thị lớn, như: BigC, Co.opMart với doanh thu mỗi tháng đạt cả tỷ đồng. Giám đốc công ty là anh Huỳnh Văn Hải, người đã bỏ nhiều công sức xây dựng thương hiệu cho trái cây đặc sản của địa phương.
Anh Hải chia sẻ lý do làm VietGAP cho trái ổi Long Khánh: “Gia đình, họ hàng mình đều là nông dân. Làm ra 1 trái chín rất cực công, nâng niu từng chút nhưng luôn chịu thiệt thòi vì thị trường rất bấp bênh. Trái ổi Bảo Quang có lợi thế trái to, hình thức đẹp, chất lượng ngon nhưng chưa có chỗ đứng trên thị trường vì không có thương hiệu.”
* Người “vác tù và”
Vốn làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại một tổng công ty nhà nước với mức thu nhập tốt, nhưng suốt một thời gian dài, cuối tuần nào anh cũng chạy về quê ở Long Khánh thuyết phục nông dân làm VietGAP cho trái ổi Bảo Quang. “Thời gian đầu, mọi người cứ tưởng mình thất nghiệp bày chuyện ra làm. Cha mẹ cũng cản vì sợ tai tiếng với bà con chòm xóm”- anh Hải nói đùa. Suốt thời gian dài, anh luôn “bám sát” nông dân, khi đến tận nhà, khi tỉ tê trên bàn nhậu mới thuyết phục được 29 hộ trồng ổi tham gia.
Anh tự bỏ kinh phí lấy mẫu đất, nước, trái cây… gởi đi thử nghiệm, kết quả đều đạt chuẩn mới tìm đến tận nơi làm chứng nhận VietGAP nộp thủ tục, hồ sơ. Vậy mà phải kéo dài hơn 1 năm với bao chuyến ngược xuôi mới được công nhận. “Lúc đó, đa số nông dân đều rút lui vì thấy quá phiền phức. Mình tới “năn nỉ”, bị người dân lánh mặt. Kiên trì thuyết phục, cuối cùng chỉ còn lại hơn 10 hộ”- anh Hải chia sẻ.
* Tạo thương hiệu cho trái cây
Năm 2012, anh Hải thành lập DN cùng thời điểm trái ổi Bảo Quang được công nhận VietGAP. Tuy có chứng nhận sản phẩm sạch nhưng siêu thị vẫn e ngại, chỉ đặt số lượng nhỏ vì ổi VietGAP cao giá hơn. “Suốt 1 tháng trời, công ty toàn bù lỗ vì mỗi ngày chỉ giao được 50 - 70 kg ổi vào siêu thị. Đến cuối tháng, sản lượng cung cấp tăng lên 500 kg. Hiện trái ổi sạch cũng chỉ mới tiêu thụ được tại một số siêu thị lớn ở trung tâm thành phố nhưng sản lượng đã tăng lên 1,5 tấn/tháng. Tuy mới chỉ đạt hiệu quả bước đầu nhưng cũng đã khẳng định rằng, sản phẩm sạch rồi sẽ có chỗ đứng trên thị trường” - anh Hải nói.
Giai đoạn rộ mùa, sản lượng trái cây công ty cung cấp cho siêu thị tăng gấp 3 - 4 lần so với các tháng còn lại. Từ sáng tới khuya, anh Hải không lúc nào rời được chiếc điện thọai vì phải nhận phản hồi từ cả người bán, người mua. Theo anh Hải: “Mỗi trái ổi VietGAP trên kệ siêu thị không chỉ được sản xuất theo quy trình sạch mà trong khâu đóng gói cũng được chọn lựa từng trái để đảm bảo không một chỗ sâu, vết bẩn. Với các loại trái cây khác, mình cũng rất kỹ về nguồn gốc, chất lượng, vì đây chính là nền tảng uy tín của.” Khát vọng của giám đốc công ty trẻ này là tạo dựng được thương hiệu cho nông sản để mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các loại đặc sản địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, diện tích trồng rau màu ở ĐBSCL không ngừng tăng trưởng, nhất là diện tích trồng rau màu theo hướng an toàn sinh học được chính quyền và ngành nông nghiệp các địa phương luôn khuyến khích. Ước tính toàn vùng hiện có trên 246.000ha, chiếm khoảng 30% diện tích màu cả nước.

Khoảng 5 năm trở lại đây, tại nhiều địa phương vùng cao, diện tích cây bo bo không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, xung quanh cây trồng này đang có những dấu hiệu bất thường bởi đầu ra sản phẩm không ổn định, thị trường tiêu thụ ở đâu không ai hay, thương lái thì không ngừng thu mua với giá cao.

Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước có quy hoạch phát triển rau an toàn (RAT) với quy mô hàng ngàn ha. Nhưng đến nay, nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn, vậy chất lượng của RAT có thực sự bảo đảm như tên gọi.

Trung tâm được xây dựng trên diện tích 4 ha, với tổng kinh phí giai đoạn một là hơn 30 tỉ đồng. Ở giai đoạn này, Syngenta sẽ chủ yếu nhập khẩu nguồn gen lúa từ các trung tâm của tập đoàn trên thế giới để lai tạo bằng phương pháp truyền thống, đồng thời đầu tư trang thiết bị nghiên cứu. Dự kiến, đến năm 2017, Syngenta sẽ cho ra thị trường hai đến ba giống lúa lai chất lượng và năng suất cao.

Sản xuất rau an toàn đã trở thành nhu cầu bức thiết trong xã hội. Ngoài yếu tố bảo vệ sức khỏe cộng đồng, rau an toàn còn có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và khoa học vì hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Chính vì vậy, khai thác thiên địch tự nhiên (sử dụng tài nguyên côn trùng) để phòng chống sâu hại hiệu quả là một xu hướng mới đã được giới thiệu đến các nhà vườn trồng rau tại BR-VT.