Chuyện Về V.A.C
VAC (vườn-ao-chuồng) gần đây lại rộ lên như là phát minh mới của các nhà quản lý. Lạ thật!
Mà có gì mới đâu! Thật ra VAC có từ thời hồng hoang rồi. Tôi nhớ từ bé, nhà nào cũng có ao thả cá, có chuồng lợn, đàn gà, chuồng trâu, có mảnh vườn trồng rau mùa nào thức ấy. Đó là mô hình tự cấp tự túc khép kín. Nhỏ, nhưng bền vững. Khi ấy công cụ và phương tiện nghèo nàn, nên VAC phù hợp khá lâu dài.
Bây giờ ước mơ vườn rau, ao cá vẫn là của 70 - 80% dân số Việt Nam.
Chợt nhận ra rằng chỉ đạo nông nghiệp giờ vẫn loay hoay, không có đầu tư bao nhiêu mà cũng chẳng có chế biến! Chưa kể giờ ước mơ VAC ấy càng xa vời khi những khu đất tốt bị biến thành dự án với cách đền bù rẻ mạt, khiến nông thôn mất ổn định.
Tôi nhớ không ít bài báo của những nhà nghiên cứu kinh tế phát biểu trên báo Nông Thôn Ngày Nay, thẩm định về vai trò có tính quyết định trong nền kinh tế đất nước khá chuẩn xác. Từ nông thôn ra, tôi hiểu điều này rất sâu sắc. Nông nghiệp của ta dù còn rất yếu kém nhưng đã giúp ổn định đất nước trong những năm chao đảo suy thoái toàn cầu. Lơ lửng với nông nghiệp là thứ tham vàng bỏ ngãi.
Công nghiệp chưa có tí gốc bền vững, “công nghệ làm cái chai sạch chưa xong” (lời ông Đại sứ Nhật Bản năm xưa) thì biết bao giờ chúng ta thực sự thành một nước công nghiệp hiện đại?
Nhớ một huấn luyện viên thể thao từng nói, phải có 10 năm đào tạo mới có thể có 1 vận động viên đẳng cấp. Con người là một tiểu vũ trụ còn thế, đất nước cũng vậy thôi, cũng phải đi bước một mới hòng đi lên chứ không có chuyện nhảy cóc mà thành công.
Bởi thực tế những tập đoàn kinh tế lớn đầu tư to tát đã đổ vỡ kinh hoàng, còn nông nghiệp thì đầu tư được bao nhiêu? Nếu không nói là thả rông mà còn bị tranh ăn. Ngay phân bón và thức ăn công nghiệp, giá cả cũng mang tính chèn ép, chộp giật, làm cho người làm nông chán nản vì mình làm cho kẻ khác ăn. Đã nghèo lại nghèo hơn!
VAC không phải chuyện tào lao vì không nói thì người dân đã làm trước đó cả. Vậy VAC thời bây giờ là gì, hãy nói nghe, nếu không phải là tào lao!
Related news
Khi tham gia TPP, 2 sản phẩm yếu thế nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt bò và thịt lợn, vì giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu.
Dự báo xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 95% kế hoạch đề ra trong năm 2015. Đặc biệt, các nhóm hàng chủ lực của các ngành hàng này dự kiến chỉ đạt khoảng 90% kế hoạch.
Việt Nam và Philippines sẽ được hưởng thành quả từ việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, nhờ đó tránh được ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá hàng hóa cơ bản lao dốc - Bloomberg nhận định.
Đây là thông tin được Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN & PTNT) cho biết tại buổi họp báo thực hiện kế hoạch tháng 9 và triển khai nhiệm vụ tháng 10 diễn ra cuối giờ chiều 6/10 tại Hà Nội.
Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015- 2020, tầm nhìn 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Đến năm 2020, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 300 tỷ USD.