Báo động tình hình thủy sản nhiễm kháng sinh
Cụ thể, năm 2014 có 159 lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định bảo đảm ATTP và 68 lô bị phát hiện vi phạm quy định hóa chất kháng sinh.
9 tháng năm 2015 có 165 lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định bảo đảm ATTP và 78 lô bị phát hiện vi phạm quy định hóa chất kháng sinh.
Chế biến thủy sản xuất khẩu.
Đối với hàng xuất khẩu, theo cảnh báo của các thị trường, trong 9 tháng năm nay đã có 181 lô hàng bị cảnh báo về chỉ tiêu kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, vi sinh và các cảnh báo khác (trong năm 2014 có 187 lô bị cảnh báo).
Trong đó, thị trường Nhật Bản có 27 lô hàng bị cảnh báo nhiễm hóa kháng sinh, tăng 1,28 lần so năm 2014 (21 lô).
Do đó Nhật Bản đã áp dụng chế độ kiểm tra chặt chẽ đối với các chỉ tiêu bị cảnh báo và có thể sẽ áp dụng biện pháp đình chỉ nhập khẩu nếu tình hình không được cải thiện.
Tại thị trường Hoa Kỳ, có 35 lô bị cảnh báo vi phạm hóa chất, kháng sinh, tăng gần 6 lần so năm 2014 (6 lô).
Tại thị trường EU, Việt Nam cũng có 37 lô hàng bị cảnh báo nhiễm hóa chất kháng sinh, vi sinh và cảnh báo khác trong 9 tháng năm nay.
Tổ chức DG SANTE có văn bản gửi Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản nêu rõ 24 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam có lô hàng bị phát hiện vi phạm, đồng thời cảnh báo nếu tình hình không được cải thiện sẽ áp dụng các biện pháp bổ sung để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng châu Âu.
Tại Bình Thuận, thời gian qua tình hình sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nguyên liệu thủy sản không giảm, thậm chí có chiều hướng gia tăng.
Kết quả lấy mẫu giám sát ATTP thủy sản sau thu hoạch 9 tháng năm 2015 của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản có 19,9% mẫu (27/136 mẫu giám sát) không đạt yêu cầu về hóa chất, kháng sinh và vi sinh (tăng 5,7% so cùng kỳ); số mẫu nhiễm kháng sinh chloramphenicol 10 mẫu (tăng 9,6% so cùng kỳ).
Ông Lê Đức Minh - Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho biết, mức độ ATTP thủy sản tại Việt Nam cũng như ở Bình Thuận chưa được cải thiện nhiều, thậm chí tỷ lệ vi phạm dư lượng hóa chất, kháng sinh có chiều hướng ngày càng gia tăng, có thể dẫn đến việc bị áp dụng các biện pháp kiểm soát bất lợi, thậm chí ngừng nhập khẩu của các thị trường.
Nguyên nhân chủ yếu do người dân chưa tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc, sử dụng chất cấm trong quá trình nuôi, sử dụng kháng sinh để bảo quản, và do các đại lý thu mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi gộp chung vào, cung cấp lại cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bản thân doanh nghiệp cũng chưa kiểm soát được mối nguy này, khi hệ thống lấy mẫu, kiểm nghiệm chưa đủ tin cậy, ngay cả việc lấy mẫu tại các lô hàng sản xuất cũng chỉ là giải quyết phần ngọn của câu chuyện ATTP thủy sản xuất khẩu.
Hậu quả việc xuất khẩu mực nhiễm kháng sinh chrampheniol từ năm 2006, 2008 vẫn còn đó.
Các doanh nghiệp cần phải có giải pháp kịp thời để ngăn chặn chất cấm trong sản phẩm xuất khẩu nếu không doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bất lợi.
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, việc thay đổi cơ cấu giống mới gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp cho nhiều nông dân ở huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Có nhiều hộ nhờ năng động, đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi đáng kể mức sống của gia đình
Ở miền Tây, vùng có nước ngọt quanh năm, hiện có nhiều mô hình chăn nuôi khá đặc biệt như nuôi hươu - nai lấy lộc nhung ở Bình Minh, nuôi cừu lấy lông ở Tam Bình, nuôi đà điểu ở Long Hồ, Vĩnh Long... Riêng vùng tây nam sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang có một hộ chăn nuôi heo rừng với quy mô trang trại, mà chủ nhân lại là một cô gái chưa tròn 27 tuổi!
Trong số các nguồn năng lượng tái sinh, năng lượng sóng biển chưa được tận dụng nhiều, mặc dù người ta đều biết hiệu suất chuyển hóa thành điện của nguồn năng lượng này là cao nhất. Năng lượng điện từ sóng biển đã được thử nghiệm nhiều năm qua nhưng vẫn chưa đạt được thành công
Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ nhân chuyến thăm VN ngày 16-11, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Thomas J. Vilsack khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng cho trái cây tươi VN được nhập khẩu vào Mỹ
Nông dân là những người chịu thiệt thòi, nhất là mỗi khi giá cả biến động, nông sản rớt giá, lỗ lã họ đều ôm về phần mình. Nhưng trong "cái khó ló cái khôn", chính nông dân lại là những người biết vận dụng và phát huy tốt quy luật của tự nhiên, áp dụng quy trình kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.