Nghề nuôi ong lấy mật ở Cầu Kè

Những năm gần đây, do ảnh hưởng bệnh chổi rồng trên cây nhãn nên các loài ong về các khu vườn cây ăn trái của Cầu Kè giảm mạnh, từ năm 2014 - 2015 khi các vườn nhãn bị bệnh chổi rồng trong huyện được phục hồi tốt, đã thu hút nghề nuôi ong phát triển trở lại.
Một điểm nuôi ong lấy mật ở ấp Đồng Điền, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
Theo ghi nhận, hiện trên địa bàn huyện Cầu Kè có khoảng 10 hộ chuyên nuôi ong lấy mật từ các nơi khác về thuê mướn vườn trong hộ dân để làm điểm đặt thùng nuôi.
Tập trung nhiều ở các xã Ninh Thới, An Phú Tân và Hòa Tân, trung bình mỗi hộ nuôi có từ 200 - 300 thùng (dụng cụ chuyên nuôi ong); mỗi thùng nuôi thường có kích cỡ 40 x 60cm và độ cao khoảng 40cm.
Theo một hộ nuôi ong tại ấp Đồng Điền (xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè), các thùng nuôi ong trước đây chủ yếu làm bằng cây, hiện nay được thay thế bằng thùng mủ cứng, tuy giá thành cao hơn, nhưng thời gian sử dụng gấp 02 lần so thùng cây.
Chi phí để đầu tư cho 100 thùng nuôi ong khoảng 50 triệu đồng, bao gồm ong giống, tổ kén, thùng…
Lượng ong nhiều hay ít thường phụ thuộc vào khu vực nơi có diện tích vườn cây ăn trái, đối với các loại cây ăn trái như chôm chôm, nhãn thường có tính dẫn dụ ong cao hơn, do lượng mật từ bông tiết ra nhiều, thu hút ong về.
Trung bình, để phát huy hiệu quả của một điểm đặt thùng nuôi ong lấy mật (khoảng 200 - 300 thùng) đòi hỏi diện tích vườn cây ăn trái xung quanh đạt từ 400 - 500ha và bán kính ong hoạt động để hút mật từ các khu vườn 10 - 15km.
Nghề nuôi ong lấy mật tuy còn mới mẻ đối với người dân trong tỉnh, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, phần lớn các hộ sinh sống bằng nghề nuôi ong lấy mật chủ yếu là người ngoài tỉnh và thời gian đặt thùng luôn luân chuyển theo đặc tính của loài ong và mùa vụ cây ăn trái…
Nói về kinh nghiệm nuôi ong lấy mật, anh Lê Thế Tình (tỉnh Đồng Nai) là người có trên chục năm sống bằng nghề nuôi ong lấy mật cho biết: Hàng năm khi vào mùa cây ăn trái ra hoa (tùy theo vùng, địa phương) sẽ được người nuôi ong tìm đến các chủ vườn để xin điểm đặt thùng nuôi ong; giá thuê từ 1,5 - 02 triệu đồng/vụ.
Đối với Cầu Kè thời gian từ tháng 3 kéo dài đến tháng 10, sau khi trời bắt đầu vào mùa mưa dầm, những người nuôi ong lấy mật bắt đầu di chuyển về các tỉnh miền Đông Nam Bộ, do thời điểm này các tỉnh trên ít mưa và các loại cây như cao su, chôm chôm, sầu riêng bắt đầu ra hoa.
Chất lượng mật thường phụ thuộc nhiều vào từng loại cây cho hoa, khi vào những thời điểm lượng hoa ở các cây ăn trái giảm (mất mùa) sẽ được các chủ nuôi ong sử dụng thêm lượng đường mật để làm thức ăn bổ sung cho đàn ong nuôi.
Thời gian đặt thùng để lấy mật thường kéo dài khoảng 03 - 04 tháng, chu kỳ thu mật 07 - 10 ngày/đợt, theo các hộ nuôi ong thì lượng mật thường phụ thuộc vào diện tích và chủng loại cây ăn trái.
Trong 01 chu kỳ đặt thùng (khoảng 03 - 04 tháng), người nuôi ong sẽ thu được 2,5 - 3,5kg mật/thùng.
Sau khi trừ chi phí, người nuôi ong lấy mật sẽ thu được 20 - 25 triệu đồng/200 thùng.
Nuôi ong lấy mật không chỉ là nghề góp phần cải thiện cuộc sống của người lao động, qua đó còn giúp cải thiện về môi trường sinh thái trong việc giúp nhà vườn nâng cao năng suất cây ăn trái, quá trình thụ phấn của hoa dưới tác động của ong; hạn chế các sâu bệnh phát triển…
Có thể bạn quan tâm

Nằm trong dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong xây dựng mô hình chăn nuôi gà sao sinh sản và thương phẩm tại tỉnh Bạc Liêu”, với quy mô 3.100 con gà sao, thực hiện tại 4 huyện Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai, Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu.

Ngày 09 tháng 01 năm 2014, 30 nông dân vùng trồng bắp nếp tập trung của xã Vĩnh Phú Đông đến hộ ông Lâm Kinh Sử, ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long để tham quan mô hình trồng bắp nếp an toàn và thảo luận các vấn đề có liên quan đến sản xuất bắp nếp an toàn.

Ông Phạm Văn Hào, ngụ ấp Nghĩa Hiệp, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước cho biết, thiên lý rất dễ trồng, vừa để làm cây cảnh, vừa làm rau ăn. Đặc biệt còn có tác dụng chữa bệnh. Thời gian gần đây nhiều người đã biết đến giá trị của bông thiên lý nên giá cả cao và ổn định hơn.

Ngày 08 tháng 01 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp UBND xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân tổ chức tổng kết lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cho 26 hộ nông dân trên địa bàn xã và mô hình trình diễn 02 giống lúa chịu mặn OM 6600 và OM 5954 được sự hỗ trợ kinh phí từ dự án GIZ tỉnh Bạc Liêu.

Nhằm hướng dẫn nông dân thay đổi đối tượng nuôi mới, mạnh dạn đầu tư thức ăn công nghiệp, thay đổi quy mô cũng như tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Trị (KNKN) đã triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.