Cấm xuất chuồng 500 con heo có dư lượng chất tạo nạc

Cách đây 15 ngày, trại nuôi heo này đã bị ngành chức năng cấm, không cho xuất chuồng do phát hiện có dư lượng chất tạo nạc vượt mức quy định.
Trước đó, từ ngày 21 - 23.10.2015, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an Tây Ninh tiến hành thanh tra, lấy mẫu xét nghiệm đột xuất tại 6 trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Ban đầu, đoàn thanh tra phát hiện có 1 mẫu nước tiểu của heo tại trại chăn nuôi của ông Trịnh Văn Tâm dương tính với với chất tạo nạc Salbutamol.
Đoàn thanh tra lấy 1 mẫu dương tính gửi Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương II tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tiếp tục phân tích định lượng.
Theo phiếu kết quả phân tích, hàm lượng chất tạo nạc Salbutamol có trong mẫu nước tiểu này là 3,21 ppb, vượt 1,605 lần so với mức cho phép, vi phạm trong việc sử dụng thức ăn có chất cấm trong chăn nuôi.
Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ trang trại, ông Trịnh Văn Tâm với mức phạt tối đa là 20 triệu đồng; buộc cơ sở chăn nuôi này tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi (500 con heo) đã sử dụng chất tạo nạc Salbutamol, đến khi được ngành chức năng kiểm tra lại không còn tồn dư chất cấm, mới được phép xuất bán ra thị trường.
Liên quan đến vấn đề này, trong tháng 9.2015, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cũng đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt 5 cơ sở chăn nuôi heo khác trên địa bàn với tổng số tiền phạt là 80 triệu đồng, do phát hiện chủ cơ sở có sử dụng chất tạo nạc Salbutamol trong chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây ít năm thôn Liên Minh, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, tỉnh Hải Phòng được coi là “đảo của đảo” vì biệt lập với bên ngoài bởi các rặng núi đá cao vút. Chính vị trí địa lý đặc biệt ấy tạo nên một vùng tiểu khí hậu, thổ nhưỡng riêng và giống gà bản địa thuần chủng – mà tên của thôn đã được đặt cho giống gà này: Gà Liên Minh.

Để quản lý tốt các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã, việc phối hợp chặt chẽ giữa ngành chức năng với chính quyền địa phương, bà con chăn nuôi nhằm làm rõ ràng nguồn gốc gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn là việc làm quan trọng.

Nhằm xây dựng mô hình làm kinh tế mới trong đoàn viên thanh niên và ngoài quần chúng nhân dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đoàn viên thanh niên và nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Những năm gần đây, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) không ngừng nỗ lực phát triển sản các sản phẩm nông nghiệp theo hướng liên kết, tạo sự ổn định, bền vững. Trong đó, phát triển, cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang được địa phương tập trung thực hiện.

Diện tích hồ tiêu trồng mới ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đã tăng 382 ha (16%) so năm 2013. Theo Phòng Nông nghiệp huyện, diện tích hồ tiêu tăng dẫn đến nhiều diện tích cây công nghiệp khác giảm. 6 tháng đầu năm, diện tích cây điều trên địa bàn huyện giảm 197 ha, cao su giảm 135 ha, cà phê giảm 34 ha; các loại cây công nghiệp dài ngày khác giảm 14,4 ha.