Chuyển Giao Ứng Dụng Các Giải Pháp Trồng Thanh Long Hiệu Quả
Liên hiệp các Hội KH & KT tỉnh phối hợp Trạm Bảo vệ thực vật TP. Phan Thiết cùng tác giả vừa tổ chức chuyển giao ứng dụng các giải pháp trồng thanh long hiệu quả tại huyện Hàm Thuận Bắc. Trong đợt đầu tiên này, Liên hiệp hội đã tiến hành chuyển giao 3 ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hơn 50 hộ trồng thanh long ở xã Hàm Thắng.
Bao gồm: “Giải pháp hệ thống tưới thanh long 3 trong 1” của ông Nguyễn Văn Hai, “Sử dụng xỉ than làm phân bón thay phân chuồng” và “Bổ sung can xi để nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch” của Ths. Nguyễn Thị Phương Vinh.
Đây đều là các giải pháp có thể hỗ trợ người trồng giảm thiểu được công lao động, tận dụng những nguyên liệu tại chỗ nhằm thay thế một phần phân vô cơ. Qua đó giúp các hộ dân trên địa bàn xã Hàm Thắng tiết kiệm chi phí sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong canh tác loại trái cây lợi thế của Bình Thuận.
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chọn tỉnh Tiền Giang để triển khai Dự án Phát triển mô hình cá + lúa trên nền đất ngập lũ, thời gian thực hiện trong 2 năm (2012 - 2013) với tổng kinh phí đầu tư 395 triệu đồng, 28 hộ nông dân tham gia trên diện tích 3 ha.
Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt: một số hạt chín sinh lý sớm, nảy mầm ngay trong hạt (hạt mít, hạt bưởi); một số hạt có vỏ cứng cần xử lý hoá chất, bóc bỏ vỏ cứng trước khi gieo
Đồng Nai là một trong 3 tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng hạt tiêu. Thế nhưng đến nay, tỉnh vẫn chưa quy hoạch được vùng sản xuất tiêu sạch.
Gia đình anh Trần Xuân Việt, ấp Cái Nai, xã Hòa Tân, TP Cà Mau trước đây có 6 công đất ruộng chủ yếu trồng lúa. Do vùng đất nhiễm phèn mặn nên thu nhập chỉ đủ xoay trở trong gia đình.
Đề tài đã tiến hành thử nghiệm và chứng minh được loại phân này phát huy hiệu quả cao trên đất chua mặn, đất hạn, đất nghèo dinh dưỡng.