Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Giao Kỹ Thuật Sản Xuất Nấm Cho Nông Dân Thanh Hải (Ninh Thuận)

Chuyển Giao Kỹ Thuật Sản Xuất Nấm Cho Nông Dân Thanh Hải (Ninh Thuận)
Ngày đăng: 06/11/2013

Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, vừa qua xã Thanh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã phối hợp với Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh (Sở Khoa học - Công nghệ) triển khai mô hình trồng nấm, kết quả ban đầu rất khả quan.

Anh Nguyễn Non, ở thôn Mỹ Phong thực hiện mô hình được Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh đã hỗ trợ 50% kinh phí làm nhà trồng nấm rộng 50m2, trị giá 30 triệu đồng và phôi giống. Lần trồng thử nghiệm đầu tiên vào tháng 8 vừa qua, với 500 bịch phôi nấm sò, chỉ sau 5 ngày cho thu hoạch bình quân mỗi ngày 4 kg nấm thành phẩm, thu liên tục trong 2 tháng.

Hộ trồng nấm Trần Thanh Tùng ở cùng thôn cũng có kết quả tương tự. Anh Tùng, cho biết: Mô hình trồng nấm giàn treo tiết kiệm được diện tích, chỉ với 50m2 treo được 2.000 bịch, mỗi ngày cho thu từ 15 đến 20 kg nấm, với giá bán 20.000 đồng/kg hộ trồng thu về hơn 300.000 đồng, sau khi trừ chi phí (chủ yếu giống) lãi 200.000 đồng.

Điều đáng nói là, kỹ thuật trồng nấm không quá khó, bịch giống lấy về treo thành từng hàng trong nhà, quá trình chăm sóc chỉ cần tưới nước hằng ngày, thường xuyên theo dõi điều chỉnh ánh sáng, độ ẩm hợp lý là nấm ra nhanh, đạt chất lượng và năng suất cao. Không những sản xuất dễ, mà nấm còn được nhiều người tiêu dùng ưu chuộng vì đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có lợi cho sức khỏe. Hiện tại, hai hộ sản xuất nấm ở Mỹ Phong không đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng của bà con quanh vùng.

Đồng chí Lê Thành Nhật, Chủ tịch UBND xã Thanh Hải, cho biết: Ưu điểm nổi trội của mô hình trồng nấm đang triển khai tại địa phương là sử dụng rất ít quỹ đất, vốn đầu tư thấp, nên được nhiều hộ nghèo nhắm tới thực hiện. Chỉ cần một khoảnh đất nhỏ dăm chục mét vuông đã có thể tổ chức sản xuất nấm, giải quyết việc làm thường xuyên cho một lao động có mức thu nhập ổn định trên dưới 5 triệu đồng/tháng. Vừa qua, Trung tâm đã phối hợp với xã mở lớp tập huấn tại thực địa để chuyển giao kỹ thuật trồng nấm cho bà con nhân rộng trong thời gian tới.

Với những khu vực đất sản xuất hạn hẹp như ở xã ven biển Thanh Hải, việc nhân rộng mô hình trồng nấm là rất hợp lý. Thuận lợi cho nông dân là nguồn phôi giống hiện nay rất dồi dào. Kỹ sư Trần Văn Khang, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh, cho biết: Đơn vị đã xây dựng được xưởng sản xuất 4 loại phôi giống (linh chi, mộc nhĩ, nấm sò, nấm rơm) đảm bảo chất lượng, tơ nấm khỏe, không có mầm bệnh, qua thực tế sản xuất năng suất đạt cao.

Có thể nói, việc chuyển giao thành công quy trình kỹ thuật sản xuất nấm cho nông dân Thanh Hải tạo thêm nghề mới, nâng cao thu nhập cho bà con, góp phần thực hiện thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Trại Rắn Hổ Hèo Cho Thu Nhập Trăm Triệu Mỗi Năm Ở Miền Tây Trại Rắn Hổ Hèo Cho Thu Nhập Trăm Triệu Mỗi Năm Ở Miền Tây

Từ 2 triệu đồng tiền vốn, chị Trần Thị Nói, một người phụ nữ miền Tây đã vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi rắn hổ hèo.

30/08/2014
Khóm Thắng To! Khóm Thắng To!

Nhiều hộ nông dân ĐBSCL trồng khóm (dứa) xử lý cho ra trái vụ nghịch đang rất phấn khởi, vì đầu ra thuận lợi và giá bán đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

05/09/2014
Cuốn Rơm Dịch Vụ Mới Cho Nghề Trồng Lúa Cuốn Rơm Dịch Vụ Mới Cho Nghề Trồng Lúa

Đầu tư máy cuốn rơm để làm thuê là một dịch vụ mới cho nghề trồng lúa và giải quyết được những trở ngại khi máy gặt đập liên hợp (GĐLH) vãi trên đồng.

30/08/2014
Vĩnh Long Chỉ 4% Doanh Nghiệp Đầu Tư Vào Nông Nghiệp Vĩnh Long Chỉ 4% Doanh Nghiệp Đầu Tư Vào Nông Nghiệp

Sở dĩ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn thấp do lợi nhuận không tăng mà ngày càng giảm. Quy mô vốn đầu tư cho SXKD đối với lĩnh vực nông nghiệp ngày càng lớn và tập trung, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư tín chấp ưu đãi còn quá khó khan.

05/09/2014
Nuôi Cá Đặc Sản Nuôi Cá Đặc Sản

Sau thời gian nghiên cứu đặc tính sinh sống, nguồn thức ăn của cá nheo, năm 2012 anh Cao Đại Thắng, tổ 13, thị trấn Na Hang (Tuyên Quang) mạnh dạn lên lòng hồ thủy điện Na Hang dựng lều, đóng lồng thả nuôi các loại cá này.

03/09/2014