Ngành Chăn Nuôi Khát Vốn Cuối Năm
Giá heo hơi, gà công nghiệp đang tăng, giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm là những điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn. Tuy nhiên, bà con hiện vẫn rất thiếu vốn để tái sản xuất.
Ngay sau khi xuất bán lứa heo thịt, ông Hòa đã bắt tay vào việc thả lứa heo mới để chuẩn bị phục vụ thị trường dịp lễ, tết cuối năm. Thế nhưng, dù được dự báo tình hình thị trường sẽ tiêu thụ tốt, giá heo có thể tăng lên mức 50.000 đồng/kg nhưng đợt này ông Hòa cũng không thể thả nhiều bởi nhà ông còn bị thâm hụt vốn từ các lứa heo trước.
Giá gà công nghiệp hiện đang ở mức 37.000-38.000 đồng/kg, tăng 26% so với các tháng trước. Song bài toán thiếu vốn khiến nhiều trại nuôi tại tỉnh Đồng Nai vẫn phải bỏ trống chuồng trại. Nhiều hộ chăn nuôi mong tìm cơ hội lấy lãi bù lỗ trong thời điểm này nên buộc phải xoay xở bằng cách vay vốn bên ngoài với lãi suất cao để tái đầu tư.
Câu hỏi được phần lớn hộ chăn nuôi đặt ra là tại sao khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng như có giấy phép cho chăn nuôi của cơ quan thú y, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, vay trả lãi theo quy định của ngân hàng... nhưng khi vay vẫn gặp nhiều khó khăn.
Qua trao đổi với các ngân hàng tại địa phương như BIDV, Vietcombank…lời giải thích được đưa ra do việc khống chế mức tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức 16%/năm, các ngân hàng chỉ có thể cho người chăn nuôi vay số vốn bằng hoặc cao hơn một ít so với khoản vay trước đó. Chẳng hạn hộ nào trước đây được vay 10 triệu đồng, sau khi trả hết nợ gốc cũng chỉ được cho vay lại cao nhất khoảng 12 triệu đồng.
Mức lãi suất hỗ trợ hiện đã giảm xuống ở mức 9,5%/năm nhưng theo Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai thì hầu hết người nuôi vẫn đang phải trả 11%/năm cho khoản vay trung hạn, vì nếu vay ngắn hạn thì không thể quay kịp vòng vốn để trả lãi ngân hàng.
Một hạn chế khác là do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm đến 60%, nên nếu vay được vốn thì cũng chỉ ở mức 20 triệu đồng/hộ và thường phải qua kênh vay vốn tín chấp của các hội, đoàn thể.
Điều mà người chăn nuôi băn khoăn lúc này chính là khi đồng vốn vay đến được tay nông dân e rằng sẽ qua thời điểm tái đàn. Theo kinh nghiệm của những người chăn nuôi, gia súc, gia cầm chỉ bán được giá vào thời điểm cuối năm. Vì vậy, nếu bây giờ không có vốn để tái đàn cũng đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội để phục hồi ngành chăn nuôi và bù đắp những thiệt hại của ngành chăn nuôi trong thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm
Đó là phương châm kinh doanh của Cơ sở Sản xuất Chế biến gạo chất lượng cao Thành Kiêm (TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang).
“Năm nào lúa trúng mùa thì mất giá - lúa được giá thì thất mùa” như một điệp khúc lặp đi, lặp lại và gần như trở thành quy luật khắc nghiệt đối với người trồng lúa vùng châu thổ sông Cửu Long. Đây chính là rào cản làm giàu chính đáng từ lúa của nông dân và giải pháp hữu hiệu tháo gỡ vấn đề này hãy còn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.
Trong vài ngày trở lại đây chợ Vĩnh Long đã có bán nấm mối, nhưng số lượng rất ít và giá cũng rất cao, lên đến 300.000 đ/kg.
Phóng viên Báo Nông Nghiệp Việt Nam(NNVN) đã có cuộc tiếp xúc với một số tổ chức, cá nhân kể cả những người dân sống trong vùng xã Sơn Hồng (Hương Sơn, Hà Tĩnh)- nơi có vụ phá rừng tàn khốc mà NNVN đã phản ánh trên số báo 47 (ra ngày 6/3).
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, quý I/2012, sản lượng phân bón sản xuất trong nước bị chững lại do nhu cầu thị trường trầm lắng.