Chuyển Giao Công Nghệ Biogas Thái Lan Cho Nông Dân
Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) chuyển giao 100 mô hình biogas theo công nghệ Thái Lan cho nông dân địa phương.
Các hộ nông dân chăn nuôi heo, gà, bò sẽ được nhận chuyển giao các mô hình biogas nhằm tận dụng chất thải chăn nuôi để tạo ra năng lượng (nấu ăn và thắp sáng) và phân hữu cơ.
Ông Anan Lertwilai, phó tổng giám đốc Công ty CP VN, cho biết đây là công nghệ biogas do các nhà khoa học thuộc Đại học Chiang Mai (Thái Lan) sáng tạo và trực tiếp sang VN để chuyển giao cho nông dân.
Khác với các mô hình biogas đang có tại VN phải dùng gạch và bêtông để làm hầm ủ khí, công nghệ biogas Thái Lan dùng bằng túi nhựa nên dễ dàng vận chuyển, lắp đặt và sửa chữa cũng như có giá thành rẻ hơn.
Toàn bộ chi phí sẽ do phía công ty hỗ trợ và theo kế hoạch trong tháng 9 sẽ lắp đặt cho 10 hộ dân đầu tiên, 90 hộ còn lại sẽ được lắp đặt mô hình biogas trong các tháng cuối năm.
Trong thời gian tới CP sẽ tiếp tục mở rộng chương trình tặng mô hình biogas cho các địa phương khác.
Có thể bạn quan tâm
Nói về những tấm gương nông dân làm giàu, tích cực tham gia công tác xã hội, giúp bà con xung quanh cùng vượt khó thoát nghèo trên vùng ngập lũ phía Tây của tỉnh Tiền Giang, mọi người hay nhắc đến ông Trịnh Đông Hải, sinh năm 1951, hiện cư ngụ tại ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy.
Ước tính năng suất vụ nghịch này khoảng 4 tấn. Hiện có thương lái tới tận vườn nhà ông để đặt mua với giá rất cao. Thanh long loại 1 để xuất khẩu, giá 56.000 - 58.000 đ/kg, loại 2 giá 30.000 đ/kg (tăng 8.000 - 10.000 đ/kg so với dịp tết năm ngoái). Với mức giá trên, ông sẽ thu về từ 65 - 80 triệu đồng.
Huyện Sơn Động có hơn 68,5 nghìn ha đất lâm nghiệp (đất có rừng và chưa có rừng). Trong đó, diện tích rừng tự nhiên hơn 38 nghìn ha gồm rừng gỗ, rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa. 18.657,7/38.188,2 ha đã được quy hoạch thành rừng sản xuất. Đây cũng là diện tích rừng bị xâm hại nhiều nhất năm qua.
Tưởng như vùng chè ở xã miền núi Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) không còn đất sống, thế nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi cây chè được quan tâm, đầu tư. Sau sáu năm, hầu hết diện tích chè ở đây chuyển đổi cây trồng và phương thức canh tác truyền thống sang áp dụng tiêu chuẩn GAP, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.Từ một xã nghèo nhất huyện Yên Thế, nhờ cây chè mà Xuân Lương đang từng bước chuyển mình.
Ngoài 2 thị trường mới cho xuất khẩu thanh long năm 2015 mà Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật thông báo là Newzealand và Úc, một doanh nghiệp Bình Thuận cũng đang đưa thanh long vào thị trường Ấn Độ với chiều hướng triển vọng, mỗi tuần xuất 1 container.