Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sốc Với Thuế Suất Sơ Bộ Tôm

Sốc Với Thuế Suất Sơ Bộ Tôm
Ngày đăng: 26/03/2014

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố mức thuế suất sơ bộ chống bán phá giá tôm Việt Nam cao kỉ lục, mức trung bình tới 6,37%.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố mức thuế suất sơ bộ trong đợt xem xét hành chính lần thứ 8 thuế chống bán phá giá (POR8) đối với tôm NK vào nước này, trong đó có Việt Nam. Mức thuế sơ bộ này khiến cho các DN tôm VN "sốc" vì tăng quá mạnh so với POR7.

Trong kết quả cuối cùng của POR7, DOC đã công nhận tôm Việt Nam không bán phá giá vào Mỹ trong giai đoạn từ 1/2/2011-31/1/2012, khi tính thuế CBPG là 0% đối với 33 DN Việt Nam. Thế nhưng, mới đây, khi công bố kết quả sơ bộ thuế CBPG trong POR8 (từ 1/2/2012-31/1/2013), DOC lại cho rằng, các công ty Việt Nam XK tôm sang Mỹ đã bán phá giá vào thị trường này.

Do đó, DOC đã tính mức thuế suất sơ bộ thuế CBPG rất cao đối với các DN Việt Nam XK tôm sang Mỹ. Cụ thể: Cty CP Tập đoàn Minh Phú bị tính thuế suất thuế CBPG là 4,98%; Cty Stapimex 9,75%, các công ty khác chịu thuế suất 6,37%.

Theo phảnh ánh của một số DN chế biến tôm, tuy đây mới chỉ là thuế suất sơ bộ, chưa phải là thuế suất cuối cùng (sẽ công bố vào tháng 9 năm nay), nhưng việc DOC đột ngột tính thuế CBPG sơ bộ quá cao như trên đối với tôm Việt Nam, cũng đang gây ra những lo ngại không nhỏ về mặt tâm lý đối với các nhà XK tôm sang Mỹ.

Trước hết là nỗi lo ngại khi so sánh với mức thuế suất sơ bộ thuế CBPG của 2 đối thủ cạnh tranh trong khu vực là Thái Lan và Ấn Độ. Cũng như Việt Nam, trong kết quả cuối cùng của POR7, các DN tôm của Thái Lan đều không bị áp thuế CBPG.

Ấn Độ có 3 DN tham gia đợt xem xét hành chính đó, thì 2 DN không bị áp thuế CBPG. Trong kết quả sơ bộ của POR8, các công ty của Thái Lan và Ấn Độ XK tôm sang Mỹ cũng bị DOC xác định là có hành vi bán phá giá. Do đó, DOC cũng đã tính thuế suất sơ bộ thuế CBPG với các DN tôm Thái Lan, Ấn Độ.

Tuy nhiên, mức thuế sơ bộ thuế CBPG mà các DN tôm Thái Lan, Ấn Độ đang phải đối mặt, dù có cao hơn nhiều so với mức 0% của POR7, nhưng lại thấp hơn nhiều so với mức thuế của các DN Việt Nam. Theo đó, các công ty XK Thái Lan chịu mức thuế chung là 1,1%. Ở Ấn Độ, Cty Devi Fisheries Limited bị tính thuế suất 1,97%; Cty Falcon Marine chịu thuế suất 3,01%; các công ty khác chịu thuế suất chung 2,49%.

Trong khi đó, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, trong 2 tuần trở lại đây, giá tôm XK của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần. Vì thế, khi nghe tin DOC tính thuế suất sơ bộ thuế CBPG của POR8 ở mức cao, càng làm tăng thêm nỗi lo ngại đối với các DN XK tôm Việt Nam. Giá tôm XK giảm, trước hết là do trong tháng 1 và tháng 2, các nhà NK đã mua khá nhiều tôm, nên bây giờ họ giảm nhập xuống để tiêu thụ những lô tôm đã nhập.

Nhu cầu thị trường chững lại cũng tạo điều kiện cho các nhà NK ép giá tôm. Mặt khác, nhiều nhà NK cũng đang giảm mua tôm để nghe ngóng sự phục hồi nghề nuôi tôm ở các nước sau đại dịch EMS. Nếu như nguồn cung tôm trên toàn cầu tăng lên, nhiều khả năng giá tôm sẽ giảm xuống. Khi ấy, các nhà NK sẽ đẩy mạnh việc mua vào.

Do đó, thông tin từ một số DN cho thấy, đã có một số lô hàng tôm bị nhà NK tạm ngưng giao dịch để chờ xem giá tôm sẽ ra sao trong thời gian tới. Giá tôm XK giảm trong khi giá tôm nguyên liệu trong nước vẫn ở mức cao, cũng góp phần làm tăng thêm nỗi lo ngại cho các DN XK tôm.

Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Cà Mau, đến cuối tuần trước, giá tôm sú loại 20 con/kg trên địa bàn tỉnh này là 305.000 đ/kg, loại 30 con/kg giá 250.000 đ/kg, loại 40 con/kg giá 230.000 đ/kg, tôm thẻ loại 100 con/kg giá 120.000 đ/kg … Do giá tôm nguyên liệu cao, nguồn cung lại chưa dồi dào, nên nhiều DN đang gặp khó khăn trong việc thu mua tôm nguyên liệu.

Dẫu vậy, theo nhận định của VASEP, năm nay vẫn sẽ là một năm tương đối thuận lợi đối với XK tôm. Bởi ở Thái Lan, nhiều khả năng ngành nuôi tôm chỉ phục hồi được khoảng 50% trong năm nay, sản lượng tôm ở Trung Quốc cũng không nhiều vì dịch bệnh … Trong tháng 1 và 10 ngày đầu tháng 2 năm nay, XK tôm cả nước đã đạt 318 triệu USD, trong đó, riêng thị trường Mỹ chiếm trên 20%, đạt 101 triệu USD.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu sắn khả quan Xuất khẩu sắn khả quan

Sau khi thuế xuất khẩu mặt hàng sắn về 0% từ 5/9, mặt hàng này đã trở thành nông sản xuất khẩu có giá trị tăng mạnh nhất trong 9 tháng vừa qua.

28/09/2015
Hưng Yên mở rộng diện tích sản xuất nhãn lồng theo quy trình VietGap Hưng Yên mở rộng diện tích sản xuất nhãn lồng theo quy trình VietGap

Đến nay, Hưng Yên đã cơ bản thu hoạch xong toàn bộ diện tích nhãn. Theo đánh giá sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT, sản lượng nhãn toàn tỉnh năm nay ước đạt 35 nghìn tấn, giảm khoảng 5 nghìn tấn so với vụ trước nhưng giá bán cao hơn từ 5 - 10 nghìn đồng/kg.

28/09/2015
Thu nhập từ na đạt hơn 400 triệu đồng/ha Thu nhập từ na đạt hơn 400 triệu đồng/ha

Đến nay, diện tích na dai toàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) là 1.720ha, vượt 72% so với mục tiêu.

28/09/2015
Thu nhập 500 triệu đồng từ 1,4 ha xoài Thu nhập 500 triệu đồng từ 1,4 ha xoài

Thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm nhưng gia đình bà vẫn ở căn nhà vách gỗ, nền đất. Bà bảo thích ở như vậy cho thoải mái. Nhưng qua câu chuyện, chúng tôi biết ước mơ của bà rất lớn. Đó là đầu tư cho sản phẩm của mình để được xuất sang thị trường nước ngoài.

28/09/2015
Trồng thành công thanh long ruột đỏ Trồng thành công thanh long ruột đỏ

Người đi đầu trong việc đưa cây thanh long ruột đỏ về trồng thử nghiệm tại huyện Vĩnh Linh là anh Nguyễn Văn Quang ở tại thôn Tân Thủy (xã Vĩnh Thủy).

28/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.