Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi, Nâng Cao Thu Nhập Cho Người Dân
Bắc phong là xã trọng điểm về cây lúa của huyện Thuận Bắc, với diện tích trên 500 ha. Để đạt được tiêu chí về thu nhập trong chương trình xa6y dựng nông thôn mới, xã đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích nông dân liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng giá trị trên đơn vị diện tích.
Gò Sạn là thôn đi đầu trong chuyển đổi cây trồng, chọn sản xuất lúa giống để từng bước giảm dần diện tích lúa thương phẩm. Trong vụ đông - xuân vừa qua, có 20 hộ “dồn điền” liên kết với Công ty TNHH Giống cây trồng Thành Nông (Lâm Đồng) sản xuất lúa giống nguyên chủng Hương thơm số 1.
Kết quả lúa giống sản xuất theo kỹ thuật mới giảm được ¼ chi phí, năng suất ngang bằng lúa thương phẩm (7 tấn/ha). Sản phẩm làm ra được Công ty thu mua với giá 7.500đồng/kg nên hộ sản xuất lãi cao hơn 18 triệu đồng/ha, tăng gần gấp đôi so với trồng lúa thương phẩm.
Đồng chí Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Mô hình đã góp phần nâng cao thu nhập cho bà con, nên địa phương sẽ triển khai nhân rộng ở các thôn trong những vụ tới. Hiện xã đã có kế hoạch củng cố HTX Gò Sạn cung cấp vật tư nông nghiệp, làm dịch vụ thu mua, phân phối sản phẩm cho các hộ sản xuất lúa giống.
cho xã Bắc Phong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho nông dân.
Tuy nhiên, để giảm 20% diện tích cây lúa theo Dự án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã, chủ trương chung của địa phương trong thời gian tới là vận động bà con sản xuất luân phiên nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích. Một số cánh đồng sản xuất 3 vụ lúa/ năm trước đây, chuyển qua làm 2 vụ lúa, 1 vụ bắp lai hoặc đậu xanh.
Riêng 230 ha đất ở cánh đồng Suối Đế, Suối Chinh thuộc địa bàn thôn Mỹ Nhơn do gặp khó khăn về nước nên làm một vụ lúa đông – xuân, còn vụ hè - thu và vụ mùa trồng bắp và đậu xanh hoặc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Đồng chí Phạm Thái Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết: Qua khảo sát những đồng đất ở các thôn, việc chuyển đổi như trên là phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ canh tác của nông dân địa phương.
Thực tế tại hộ anh Phạm Thận, ở thôn Mỹ Nhơn trước đây toàn bộ diện tích 2ha đất chủ yếu trồng lúa thu nhập thấp, từ khi chuyển sang luân phiên trồng các loại cây: lúa, bắp lai, đậu xanh, cỏ voi, rau muống cho thu nhập hơn 80 triệu đồng/ha/năm. Cũng theo đồng chí Sơn, xã đã quy hoạch 40 ha đất chuyên trồng bắp lai ở thôn Mỹ Nhơn. Hội Nông dân xã đang có kế hoạch liên hệ nguồn giống cung cấp cho nông dân sản xuất trong vụ mùa tới, giúp bà con nâng cao thu nhập.
Lĩnh vực chăn nuôi, địa phương chọn cừu và bò là 2 vật nuôi chính. Trước đây, các hộ thường nuôi lẫn lộn cả cừu và dê, nhưng xu thế chung hiện nay của các hộ nuôi là tách riêng để có chế độ chăm sóc tốt.
Đặc biệt, trước tình hình đồng cỏ ngày càng thu hẹp, địa phương chú trọng chuyển dần từ nuôi dê sang nuôi cừu vì cừu dễ nuôi, không kén thức ăn, giá trị kinh tế lại cao. Theo đó, địa phương đề ra giải pháp là xây dựng các mô hình điểm, tổ chức tổng kết và đánh giá hiệu quả mô hình; vận động nhân dân cải tạo đàn, mở rộng diện tích trồng cỏ.
Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, thú y, chế biến thức ăn gia súc. Với sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể trong việc vận động nông dân thực hiện chuyển đổi vật nuôi, hiện nay tại địa phương xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi cừu trên quy mô lớn, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng như hộ anh Nguyễn Nam ở thôn Ba Tháp; Bùi Xuân Mỹ, thôn Gò Sạn...
Riêng bò, trước đây bà con có tập quán nuôi quản canh, trong đàn tự do giao phối nên bị thoái hóa giống, chất lượng giảm. Hướng chuyển đổi của địa phương là nuôi bán thâm canh, sind hóa đàn bò. Mô hình này đang thực hiện rất thành công tại thôn Mỹ Nhơn.
Có thể nói, xã Bắc Phong bước đầu thực hiện có hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho nông dân. Kinh nghiệm của địa phương trong thực hiện chương trình là chọn các loại giống phù hợp, từ đó xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao rồi nhân ra trên diện rộng.
Khi sản xuất tạo ra khối lượng hàng hóa lớn thì liên kết với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm… Với cách làm này, tin rằng xã Bắc Phong sẽ đạt được tiêu chí Thu nhập cho người dân địa phương trong xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm
Ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) không những nổi tiếng về khai thác hải sâm ở vùng biển Hoàng Sa, mà hiện nay, nhiều người còn kiếm bạc tỷ nhờ nuôi tôm hùm lồng xuất khẩu.
Đến ngày 31/12/2015, các cơ sở nuôi cá Tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.
Đến cuối tháng 4-2014, nông dân các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống (Thanh Hóa)... đã thả 230 triệu con giống tôm sú xuống 3.923 ha ao nuôi, đạt 100% kế hoạch.
Giá tôm thẻ nguyên liệu (dùng chế biến tôm xuất khẩu) giảm liên tục trong thời gian gần đây khiến nhiều người nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long vội vàng thu hoạch tôm đang nuôi để tránh mất giá.
Mỗi khi lúa vào giai đoạn thu hoạch cũng là “mùa” của người nuôi vịt chạy đồng. Những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người nuôi vịt chạy đồng bao phen “chìm nổi” với nghề.