Dứa Đồng Tháp Mười có giá nông dân thu lãi khá

Với giá này, mỗi ha dứa đạt giá trị sản xuất khoảng 100 triệu đồng trong đó nông dân lãi từ 50% đến 60% tổng giá trị.
Ông Sáng cũng cho biết, gia đình ông canh tác 10 ha dứa.
Trong tháng trước đã thu hoạch khoảng 15 tấn.
Từ nay đến cuối tháng, ông dự kiến thu hoạch thêm từ 10 tấn đến 15 tấn dứa nữa với giá trị thu về từ 60 đến 90 triệu đồng.
Nhờ nguồn lợi từ cây dứa mà những nông dân vào lập nghiệp trong vùng đất mới như ông Cao Văn Sáng đã sớm ổn định được cuộc sống, tạo dựng nên cơ nghiệp bền vững.
Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, địa phương đã xây dựng được vùng dứa chuyên canh gần 16.000 ha, lớn nhất tỉnh.
Từ đầu năm đến nay, nông dân Tân Phước đã thu hoạch được gần 13.500 ha dứa, năng suất bình quân 19,6 tấn/ha và sản lượng thu hoạch gần 263.000 tấn dứa thương phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Trong những ngày qua, giá dứa khá cao đã mang lại niềm vui cho bà con.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang diễn biến phức tạp, Bộ NN&PTNT đã cùng với các bộ, ngành, địa phương bàn thảo và đi đến thống nhất về một chính sách hỗ trợ cho chăn nuôi nông hộ - đối tượng dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh.

Vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014 nông dân trên địa bàn thành phố trồng khoảng 2.000 ha mì. Trạm Bảo vệ thực vật thành phố Tây Ninh cho biết, hiện có khoảng 135 ha mì ở các xã, phường: Ninh Sơn, Ninh Thạnh, Thạnh Tân, Tân Bình, Bình Minh bị nhện đỏ tấn công.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) dự báo, từ ngày 17 - 23/3, tại các tỉnh phía Bắc, do điều kiện thời tiết thuận lợi, bệnh đạo ôn tiếp tục gia tăng về diện tích nhiễm và mức độ hại trên trà lúa xuân sớm giai đoạn đẻ rộ.

Theo nhiều nhà vườn tại Long Mỹ (Hậu Giang), giá quít đường đang ở mức cao do bước vào vụ nghịch, nguồn cung khan hiếm. Thương lái thu mua tại vườn với giá từ 35.000-37.000 đồng/kg (tăng 3.000-5.000 đồng so với tháng trước), giá bán lẻ tại các chợ là 40.000-55.000 đồng/kg.

Do 2 năm liên tục bị lỗ, nên nhiều hộ dân ở Cù Lao Dung sau khi thu hoạch xong đã phá bỏ ruộng mía để chuyển sang nuôi tôm, trồng bắp lai, khoai lang, ổi… Dự kiến vụ mía 2014-2015 sẽ có hơn 500ha mía bị phá bỏ. Theo kế hoạch đến năm 2020, huyện Cù Lao Dung sẽ giảm từ 8.215ha mía hiện nay xuống còn khoảng 4.000ha, bởi cây mía ngày càng kém hiệu quả.