Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng thu nhập cho nông dân

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng thu nhập cho nông dân
Ngày đăng: 22/09/2015

Mô hình trồng chuối tiêu hồng ở xã Vĩnh Quang.

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, huyện Vĩnh Thạnh đã tăng cường vận động nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Tại các xã ở vùng cao như Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, huyện chủ trương chuyển đổi một số diện tích cây điều kém hiệu quả sang trồng cây nguyên liệu giấy, như keo, bạch đàn để tăng hiệu quả kinh tế; đến nay đã chuyển đổi 576 ha điều sang trồng keo lai.

Tại các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim, chương trình trồng rừng với các loại cây keo, bời lời..., bước đầu mang lại hiệu quả. Ông Đinh Văn Reo ở làng K8, xã Vĩnh Sơn,  cho biết: “Nhờ trồng 3 ha bời lời mà gia đình tui đã thoát khỏi diện hộ nghèo. Năm 2014, thu hoạch lứa đầu tiên được 180 triệu đồng, cuối năm nay diện tích trên tiếp tục cho thu hoạch”.

Hiện diện tích bời lời của xã Vĩnh Sơn khoảng gần 400 ha. Ngoài ra, hiện có khá nhiều hộ dân ở xã vùng cao Vĩnh Sơn đưa vào trồng các loại rau hoa ôn đới như súp lơ, su hào, bắp cải, hoa đồng tiền, lyli, lay ơn…

Tại các xã vùng thấp như Vĩnh Quang, Vĩnh Hòa, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng phát triển khá mạnh. Từ mô hình rau an toàn ở Định Trường - xã Vĩnh Quang, đến nay đã có hàng trăm hộ dân ở xã Vĩnh Quang và Vĩnh Hòa mở rộng diện tích trồng rau an toàn với các loại cây trồng như ớt, khổ qua, dưa leo, đậu cô ve, kiệu…

Đặc biệt là cây ớt trong mấy năm gần đây luôn cho thu nhập ổn định từ 50 đến 70 triệu đồng/ha/vụ. Mô hình trồng chuối tiêu hồng tại thôn Định Trường cho thu nhập ổn định 40 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí.

Tại xã Vĩnh Thuận, người dân mở rộng diện tích trồng dưa hấu, bí đỏ, bắp lai trên đất nà dọc sông suối; sản xuất cây đậu đen, đậu xanh cao sản trên đất nương rẫy... Mức thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng/ha trong chu kỳ sản xuất 3 tháng ở Vĩnh Thuận không còn là điều mới mẻ.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất và tạo công ăn việc làm cho người dân, huyện Vĩnh Thạnh cũng chủ trương hạn chế trồng cây keo trên những vùng đất bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Số diện tích này được chuyển sang trồng rau màu như đậu phụng, đậu xanh, ớt, dưa, bí…, tạo nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên hơn.

Ông Nguyễn Hữu Xuân - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Thạnh, cho biết, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nên kinh tế nông nghiệp có những chuyển biến tích cực.

Huyện đã tổ chức nhiều đợt tham quan để nông dân học hỏi kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế, tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT, đưa các loại cây con, giống mới vào sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ nông dân đã đổi mới tư duy, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi.

Huyện còn lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cây, con giống, vật tư phục vụ sản xuất từ nguồn ngân sách huyện và chương trình mục tiêu quốc gia; tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với các hộ nông dân, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông… tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đẩy mạnh sản xuất.

Ông Lê Văn Đẩu - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Kết quả rõ nét nhất của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương không chỉ là nâng cao thu nhập cho nông dân, mà còn hình thành các vùng chuyên canh phù hợp.

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch các loại cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; tập trung các cây chủ đạo lúa, bắp, đậu..., đồng thời quan tâm phát triển các loại cây rau quả thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, hình thành vùng sản xuất hàng hóa..


Có thể bạn quan tâm

Nghề trồng dưa hấu mong manh ranh giới được - mất Nghề trồng dưa hấu mong manh ranh giới được - mất

Sau lũ, người trồng dưa bãi bồi sông Trà lại bắt tay xuống giống vụ dưa mới với hy vọng gỡ lại những thiệt hại do trận lũ trái mùa gây ra. Tuy nhiên, nhiều mối lo về thời tiết bất thường, rủi ro của thị trường dưa hấu vẫn đang “ám ảnh” người trồng dưa.

17/04/2015
Chuối được tiêu thụ mạnh trở lại Chuối được tiêu thụ mạnh trở lại

Trong tuần qua, chuối đã được tiêu thụ mạnh trở lại trên địa bàn huyện này. Theo một số hộ trồng chuối ở huyện Tuy An (Phú Yên), toàn bộ chuối ở các xã An Xuân, An Lĩnh và An Thọ được tư thương về tận thôn, xóm thu mua, sau đó tập kết tại thị trấn Chí Thạnh để chuyển lên các xe container đưa sang Trung Quốc tiêu thụ, mỗi ngày 60 tấn.

17/04/2015
Vận động đốn bỏ triệt để những cây nhãn “mồ côi” Vận động đốn bỏ triệt để những cây nhãn “mồ côi”

Đó là những cây nhãn trồng riêng lẻ trong vườn nhà dân không vì mục đích kinh doanh, chỉ lấy bóng mát. Ngành chuyên môn sẽ vận động, thuyết phục người dân đốn bỏ triệt để những cây nhãn này trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh chỗi rồng trên cây nhãn năm nay.

17/04/2015
Trồng mận an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn Trồng mận an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn

Thời gian gần đây, mô hình trồng mận An Phước trong nhà lưới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nhà vườn Lai Vung (Đồng Tháp). Với mô hình sản xuất này, trung bình 1.000m2 mỗi năm nhà vườn có thể lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

17/04/2015
Giống nhãn đặc sản ở Tân Chính Giống nhãn đặc sản ở Tân Chính

“Nôm na thì cứ gọi nhãn Miếu, vì cây nhãn nằm gần ngôi miếu cổ, hoặc nhãn điếc vì quả có hạt nó rất nhỏ, nhăn nheo hoặc không có hạt, nhưng hương vị của nó thì… miễn chê” - Ông Vương Đăng Chính người làng Tân Chính, xã Đại Hoá, huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết như vậy.

17/04/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.