Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chương Mỹ (Hà Nội) mất mùa bưởi Diễn

Chương Mỹ (Hà Nội) mất mùa bưởi Diễn
Ngày đăng: 20/08/2015

Hoa nhiều, đậu quả ít

Nếu như trước đây, nhiều vườn bưởi tại các xã Nam Phương Tiến, Trần Phú, thị trấn Xuân Mai... của huyện Chương Mỹ vẫn cho năng suất trung bình khoảng 15 tấn/ha/năm, thì 2 năm trở lại đây, năng suất đã giảm xuống chỉ còn 10 tấn/ha/năm. Dẫn chúng tôi đi thăm một vòng khu trồng bưởi dưới chân Núi Bé, chứng kiến cảnh tượng nhiều vườn bưởi lưa thưa quả, ông Nguyễn Chiến Thắng – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Nam Phương Tiến cho biết, đây là năm thứ hai người trồng bưởi ở địa phương phải chịu cảnh mất mùa.

Năng suất bưởi giảm nên thu nhập của các chủ vườn cũng giảm mạnh, trung bình chỉ đạt 50 – 70 triệu đồng/ha, số ít các hộ thâm canh bưởi lâu năm mới đạt 120 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Đức Thọ - chủ vườn bưởi hơn 1ha tại khu Chiến Thắng, thị trấn Xuân Mai chia sẻ, mưa phùn kéo dài nhiều ngày nên dù cây sai hoa nhưng lại bị rụng nhiều. Cây nào ra hoa trước nhưng kết quả vào đúng thời điểm mưa thì quả sẽ bị thối, rụng hết. Năm nay, vườn bưởi của gia đình ông Thọ thiệt hại nặng bởi tỷ lệ đậu quả chưa đến 30%. "Số lượng quả trên mỗi cây chỉ đếm trên đầu ngón tay, trung bình từ 5 – 7 quả/cây" – ông Thọ nói.

Hiện nay, toàn huyện Chương Mỹ có 400ha bưởi Diễn, tập trung tại 8 xã, thị trấn. Năm 2011, nhờ sự giúp đỡ của Sở NN&PTNT trong việc triển khai Đề án phát triển cây ăn quả giá trị cao mà năng suất cũng như giá bán bưởi Diễn đã tăng lên đáng kể, đời sống của người dân cũng từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, do việc trồng và chăm sóc cây bưởi Diễn phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên tình trạng mất mùa đã xảy ra trong 2 năm (2014, 2015) khiến người dân không khỏi lo âu.

Cần biện pháp khắc phục hiệu quả

Bưởi Diễn cho giá trị kinh tế cao, bền vững. Tuy nhiên, bưởi Diễn ra hoa, đậu quả vào tháng 1 – 2 Âm lịch trùng với thời điểm mưa nhiều, độ ẩm cao, do đó thường xảy ra hiện tượng thối nhũn hoa, đậu quả kém. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho cây dễ bị nhiễm nấm bệnh. Nếu kết hợp với mất cân bằng dinh dưỡng, hiện tượng rụng hoa, quả non diễn ra phức tạp hơn, khó kiểm soát, có thể rụng tới 70 – 80% số hoa, quả trên cây. Để khắc phục tình trạng bưởi mất mùa hoặc bưởi ra quả cách năm và không để tình trạng này tái diễn, Sở NN&PTNT đã mời các nhà khoa học, các chuyên gia nông nghiệp cùng vào cuộc để làm rõ nguyên nhân, đưa ra giải pháp khắc phục.

Ông Nguyễn Hồng Anh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho rằng, yếu tố thời tiết và kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây bưởi. Vì vậy, các chủ vườn cần chủ động thực hiện đốn tỉa cành, khoanh vỏ, vệ sinh gốc cho cây ngay sau khi thu hoạch xong. Cùng với đó, kịp thời xử lý nấm bệnh cho cây bằng các loại thuốc đặc trị sẽ hạn chế tối đa được hiện tượng rụng hoa và quả non.

Chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với thời tiết mưa phùn kéo dài, độ ẩm cao, ông Đỗ Danh Kiếm - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội khuyến cáo, người trồng bưởi nên dùng bạt che cho cây trong khoảng thời gian một tuần lúc cây ra hoa rộ thì tỷ lệ đậu quả sẽ rất cao.

Điều đáng nói là vùng bưởi Chương Mỹ chỉ trồng duy nhất một giống bưởi Diễn tôm vàng nên khả năng thụ phấn chéo kém cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp. Do đó, ngay từ năm 2014, Sở NN&PTNT đã nghiên cứu đưa vào trồng xen và ghép cải tạo một số giống bưởi khác tại các vườn bưởi của Chương Mỹ để từng bước cải thiện năng suất, giúp người dân yên tâm canh tác.

Không chỉ giống bưởi Diễn mà hầu hết các giống bưởi khác như: Bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch... cũng cùng chung cảnh ngộ mất mùa do mấy năm gần đây thời tiết biến đổi thất thường. (Bà Nguyễn Thị Thoa Trưởng phòng Trồng trọt – Sở NN&PTNT Hà Nội)


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Hộ Gia Đình Chính Sách Được Vay Vốn Ưu Đãi Phát Triển Kinh Tế Nhiều Hộ Gia Đình Chính Sách Được Vay Vốn Ưu Đãi Phát Triển Kinh Tế

Những năm qua, thông qua nguồn vốn của các chương trình, nhiều thương, bệnh binh, chính sách trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ổn định.

28/07/2014
Gian Nan Xây Dựng Thương Hiệu Gạo Gian Nan Xây Dựng Thương Hiệu Gạo

Trải qua một chặng đường hơn 10 năm, nhưng chỉ trong 2 năm qua đối phó những diễn biến khó dự đoán trên thị trường, cạnh tranh trong ngành lúa gạo trở nên khốc liệt, khiến DN này phải chuyển hướng tập trung tới 99% cho thị trường XK. Chuyện xây dựng thương hiệu gạo Việt còn để ngỏ, song thị trường cao cấp vẫn mở cửa đặt hàng NK gạo Việt.

06/08/2014
Tỷ Phú Nuôi Tôm Ở Đồng Nai Tỷ Phú Nuôi Tôm Ở Đồng Nai

Sau một thời gian bôn ba lập nghiệp bằng nhiều nghề, như: thợ cơ khí, thợ cắt kính… nhưng thu nhập không cao, năm 1999 anh về quê Nhơn Trạch và cải tạo gần 1 héc ta đất ngập mặn của gia đình để nuôi tôm sú. Anh Lâm chia sẻ: “Thời gian đó ở xã rộ lên phong trào nuôi tôm thiên nhiên, gia đình tôi có gần 1 hécta đất ngập mặn phù hợp với nuôi tôm sú nên tôi đã nuôi thử nghiệm.

28/07/2014
Hơn 3,6 Triệu Tấn Gạo Xuất Khẩu Trong Trong 7 Tháng Đầu Năm Hơn 3,6 Triệu Tấn Gạo Xuất Khẩu Trong Trong 7 Tháng Đầu Năm

So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 10,78%, trị giá FOB giảm 10,27%, trị giá CIF giảm 9,2% và giá FOB bình quân tăng 2,43 USD/tấn; hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 2,102 triệu tấn.

06/08/2014
Khủng Hoảng Vùng Nguyên Liệu Khủng Hoảng Vùng Nguyên Liệu

Với khoảng 44.770 hécta, cây điều đang đứng ở tốp đầu về diện tích canh tác tại Đồng Nai và cả nước. Đây vẫn là cây trồng chủ lực của tỉnh vì theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm phát triển cây điều của cả nước.

28/07/2014