Nuôi bò mô hình thoát nghèo hiệu quả
Chúng tôi theo ông Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam xã Vĩnh Hựu đến thăm hộ ông Nguyễn Văn Sáu ở ấp Hòa Bình mới thấy được hiệu quả của mô hình chăn nuôi bò, nhất là nuôi bò sinh sản, đã mang về cho ông thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Hiện nay, đàn bò 7 con (5 con bò nái, 2 con bò đực phối giống) của ông con nào cũng to, béo. Ông Sáu cho biết: "Để có được bò giống tốt tôi phải chọn kỹ về nguồn gốc, xuất xứ và chủng loại mỗi con ngay từ nhỏ. Lúc đầu, tôi chỉ nuôi 1 con, nếu đẻ ra bò đực thì bán hết, còn bò cái thì để lại nuôi gầy giống. Một con bò con sau khi sinh khoảng 4 tháng bán được 12 - 13 triệu/con bò đực, 14 - 15 triệu/con bò cái".
Trước đây, gia đình ông là hộ nghèo của xã, quanh năm chỉ trồng lúa, nhưng thu nhập không bao nhiêu, nên ông chuyển sang trồng cỏ, nuôi bò. Sau một thời gian gầy giống, đến nay gia đình ông đã có một đàn bò với số lượng lớn.
Ông chia sẻ: "Nuôi bò không mất nhiều công chăm sóc, chỉ tốn thời gian cắt cỏ, tận dụng rơm vào những mùa thu hoạch lúa, chất thành đống, để cho bò ăn mỗi khi thiếu cỏ, nhất là vào mùa khô".
Ngoài ra, ông còn nuôi 2 con bò đực (bò Cọp) dùng để phối giống, trung bình mỗi lần phối giống có giá 300 ngàn đồng/con. Nhờ bò giống đẹp, chất lượng cao nên được bà con chọn phủ giống cho bò nuôi rất nhiều. Hàng tháng, anh thu thêm về vài triệu đồng từ 2 con bò dùng để phối giống này.
Nhờ mô hình chăn nuôi bò mang lại hiệu quả mà nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo, xây được nhà khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi như: Anh Nguyễn Văn Cường, Võ Văn Nam... Hiện tại, Vĩnh Hựu có 228 hộ chăn nuôi bò, với gần 900 con, đã giúp cho hàng trăm hộ thoát nghèo. Hàng năm, các cấp Hội luôn phối hợp với nhau để hỗ trợ vốn cho những gia đình khó khăn, nhằm tạo điều kiện cho nông dân chăn nuôi và khuyến khích nuôi bò. Tính đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 4,68%.
Ông Nguyễn Văn Thế khẳng định: "Thời gian tới, Hội phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức nhiều lớp tập huấn về chăn nuôi bò, để bà con nắm vững các biện pháp chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn vốn, tìm ra những giống bò mới, có chất lượng cao khuyến khích bà con chăn nuôi, giúp bà con thoát nghèo".
Có thể bạn quan tâm
Nhờ thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng một cách hiệu quả, những năm gần đây, năng suất và sản lượng tại nhiều cánh đồng Đại Lộc không ngừng tăng lên.
Đó là vợ chồng anh Nguyễn Văn Xuân, chị Phan Thị Thanh Dung, ở xóm 2, thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, với mô hình kinh tế tổng hợp VAC, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Vợ chồng anh Xuân là tấm gương điển hình trong phong trào xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Đến xã Tân Phú (huyện Tân Kỳ - Nghệ An) những ngày cuối tháng 4, dưới ánh nắng vàng trải đều trên những cánh đồng dưa nằm xen giữa những vườn cao su, dẫn chúng tôi đi, anh Hồ Sỹ Vân - Chủ tịch xã vui mừng cho biết: "Thêm một vụ dưa hấu mang lại thu nhập cao cho người nông dân, khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây là năm thứ hai, người dân Tân Phú trồng dưa hấu xen cao su".
Năm 2012, trên địa bàn tỉnh xảy ra khá nhiều dịch bệnh trên đàn vật nuôi như tai xanh, lở mồm long móng… đã làm ảnh hưởng phần nào đến phát triển chăn nuôi của toàn tỉnh.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ thí điểm nuôi cá diêu hồng lồng bè trên sông Tam Kỳ. Với kết quả khả quan ban đầu, mô hình này mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều người dân.