Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuỗi liên kết khai thác, thu mua xuất khẩu sẽ mở hướng phát triển mới cho nghề khai thác CNĐD

Chuỗi liên kết khai thác, thu mua xuất khẩu sẽ mở hướng phát triển mới cho nghề khai thác CNĐD
Ngày đăng: 03/11/2015

Dự lễ bàn giao về phía Trung ương còn có đồng chí Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT.

Về phía tỉnh có các đồng chí: Nguyễn Văn Thiện, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh ủy; Hồ Quốc Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh;Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Phan Phi Hổ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Hữu Lộc, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nhật tại Bình Định; và lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Về phía Nhật Bản có ông Kakioka Naoki, Phó trưởng Đại diện cao cấp Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam; ông Hitoshi Kato, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai;ông Hirosuke Kato, Chủ tịch Tập đoàn Kato Hitoshi General Office; ông Tatsuro Matsuoka, Trưởng khoa Thủy sản Trường Đại học Kagoshima.

 

Lãnh đạo tỉnh báo cáo với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tình hình khai thác cá ngừ đại dương và việc chuyển giao các thiết bị câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản cho ngư dân.

Sau chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (3.2014), để triển khai những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai đã cử chuyên gia đến Bình Định khảo sát thực tế và hỗ trợ ngư dân cải thiện quy trình đánh bắt và bảo quản cá ngừ.

Tháng 8.2014, lô CNĐD đầu tiên ứng dụng công nghệ mới được xuất sang Nhật Bản, tham gia phiên bán đấu giá và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Tại buổi lễ, ông Hitoshi Kato và ông Hirosuke Kato, cho biết: Từ năm 2014 đến nay, Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai đã hỗ trợ Bình Định xúc tiến thương mại và khảo sát phương pháp khai thác, xuất khẩu CNĐD sang Nhật Bản, đồng thời xây dựng Dự án chuyển giao công nghệ đánh bắt CNĐD của Nhật Bản nhằm hỗ trợ ngư dân Bình Định hiện đại hóa nghề khai thác cá ngừ, tăng giá trị và hiệu quả kinh tế mặt hàng này.

Tháng 6.2015, Dự án này được JICA phê duyệt, cho chính thức triển khai.

Trong khuôn khổ dự án, JICA hỗ trợ 25 bộ thiết bị khai thác CNĐD và chỉ định Liên danh Tập đoàn Kato và Công ty Yamada cùng với Trường Đại học Kagoshima Nhật Bản hỗ trợ tỉnh chuyển giao công nghệ, ngư lưới cụ khai thác cho ngư dân.

Phát biểu tại buỗi lễ, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khai thác, xuất khẩu CNĐD nhằm nâng cao giá trị sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành thủy sản đã và đang được Bộ NN&PTNT phối hợp với các tỉnh, thành trong nước triển khai.

Hiện Bộ NN&PTNT đang triển khai đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến CNĐD theo chuỗi tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Đặc biệt, Bình Định đã tranh thủ được sự hỗ trợ của các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản để thực hiện dự án chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD, mở hướng phát triển mới cho nghề khai thác CNĐD của tỉnh.

Bộ NN&PTNT đánh giá cao sự nỗ lực của tỉnh, đồng thời hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp tỉnh thực hiện tốt dự án này.

Tại buổi lễ, đồng chí Hồ Quốc Dũng trân trọng cảm ơn sự ủng hộ đặc biệt, sự quan tâm sâu sắc và tình cảm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức, doanh nghiệp của Nhật Bản đối với Bình Định và nghề cá của tỉnh trong thời gian qua.

Đồng thời chỉ đạo ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia thủy sản Nhật Bản hướng dẫn ngư dân áp dụng tốt công nghệ, thiết bị và quy trình khai thác, xử lý, bảo quản sản phẩm.

Bà con ngư dân cần phải tỏ rõ quyết tâm và tích cực tham gia dự án.

Đồng chí Hồ Quốc Dũng tin tưởng với sự đồng tâm nỗ lực của địa phương, sự hỗ trợ của Trung ương và các tổ chức, doanh nghiệp của Nhật, dự án chuyển giao công nghệ và khai thác CNĐD của Nhật Bản cho ngư dân sẽ đạt kết quả, mục tiêu đề ra, góp phần phát triển bền vững kinh tế thủy sản của tỉnh nhà.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang động viên ngư dân Bình Định vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Cũng tại buổi lễ, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, lãnh đạo Bộ NN&PTNT và lãnh đạo của tỉnh, đại diện Liên danh Tập đoàn Kato, Công ty Yamada và Sở NN&PTNT đã ký biên bản giao nhận công nghệ và ngư lưới cụ khai thác CNĐD cho ngư dân;

Đại diện Sở NN&PTNT và đại diện Trường Đại học Kagoshima Nhật Bản ký kết bản ghi nhớ hợp tác về nghiên cứu và phát triển nghề cá bền vững; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà và ông Hirosuke Kato, Chủ tịch Tập đoàn Kato Hitoshi General Office trao tượng trưng công nghệ và ngư lưới cụ khai thác CNĐD cho 2 ngư dân huyện Hoài Nhơn tham gia dự án.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Bò Sữa Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường Phát Triển Bò Sữa Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường

Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Sóc Trăng từ nay đến năm 2020 đã được ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt, bò sữa là một trong các vật nuôi được ưu tiên phát triển. Cùng với việc tăng đàn bò sữa, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

06/10/2014
Người Trồng Sắn Thiệt Hại Nặng Vì Rệp Sáp Bột Hồng Người Trồng Sắn Thiệt Hại Nặng Vì Rệp Sáp Bột Hồng

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với huyện Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nặng nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Lần đầu tiên rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại, người trồng sắn thiệt hại kinh tế hàng trăm triệu đồng.

06/10/2014
Trồng Ca Cao Xen Điều Thu Nhập 80 Triệu Đồng/ha/năm Trồng Ca Cao Xen Điều Thu Nhập 80 Triệu Đồng/ha/năm

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, mô hình thâm canh ca cao trong vườn điều đang triển khai hàng trăm hécta ở Đông Nam bộ đã cho hiệu quả rất cao. Mô hình này cho năng suất cao trên cả cây ca cao và cây điều mang lại thu nhập cao cho người sản xuất.

06/10/2014
Hướng Đi Mới Cho Cây Khoai Tây Vụ Đông Ở Vũ Lạc Hướng Đi Mới Cho Cây Khoai Tây Vụ Đông Ở Vũ Lạc

Là địa phương có truyền thống về trồng cây vụ đông, những năm gần đây, nông dân xã Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) đã trồng thử nghiệm khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu không những cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao mà còn khắc phục được tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, đồng thời góp phần cải tạo đất và mở ra phương thức gieo trồng mới đối với cây khoai tây vụ đông.

06/10/2014
Miền Tây Nam Bộ Long Đong Người Trồng Mía Miền Tây Nam Bộ Long Đong Người Trồng Mía

Vụ thu hoạch mía ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ mới bắt đầu nhưng nông dân rất lo lắng vì giá quá thấp. Chưa khi nào nghề trồng mía lại long đong vì thua lỗ, nợ nần như mấy năm gần đây.

06/10/2014