Chuỗi liên kết khai thác, thu mua xuất khẩu sẽ mở hướng phát triển mới cho nghề khai thác CNĐD
Dự lễ bàn giao về phía Trung ương còn có đồng chí Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT.
Về phía tỉnh có các đồng chí: Nguyễn Văn Thiện, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh ủy; Hồ Quốc Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh;Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Phan Phi Hổ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Hữu Lộc, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nhật tại Bình Định; và lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Về phía Nhật Bản có ông Kakioka Naoki, Phó trưởng Đại diện cao cấp Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam; ông Hitoshi Kato, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai;ông Hirosuke Kato, Chủ tịch Tập đoàn Kato Hitoshi General Office; ông Tatsuro Matsuoka, Trưởng khoa Thủy sản Trường Đại học Kagoshima.
Lãnh đạo tỉnh báo cáo với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tình hình khai thác cá ngừ đại dương và việc chuyển giao các thiết bị câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản cho ngư dân.
Sau chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (3.2014), để triển khai những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai đã cử chuyên gia đến Bình Định khảo sát thực tế và hỗ trợ ngư dân cải thiện quy trình đánh bắt và bảo quản cá ngừ.
Tháng 8.2014, lô CNĐD đầu tiên ứng dụng công nghệ mới được xuất sang Nhật Bản, tham gia phiên bán đấu giá và được người tiêu dùng đánh giá cao.
Tại buổi lễ, ông Hitoshi Kato và ông Hirosuke Kato, cho biết: Từ năm 2014 đến nay, Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai đã hỗ trợ Bình Định xúc tiến thương mại và khảo sát phương pháp khai thác, xuất khẩu CNĐD sang Nhật Bản, đồng thời xây dựng Dự án chuyển giao công nghệ đánh bắt CNĐD của Nhật Bản nhằm hỗ trợ ngư dân Bình Định hiện đại hóa nghề khai thác cá ngừ, tăng giá trị và hiệu quả kinh tế mặt hàng này.
Tháng 6.2015, Dự án này được JICA phê duyệt, cho chính thức triển khai.
Trong khuôn khổ dự án, JICA hỗ trợ 25 bộ thiết bị khai thác CNĐD và chỉ định Liên danh Tập đoàn Kato và Công ty Yamada cùng với Trường Đại học Kagoshima Nhật Bản hỗ trợ tỉnh chuyển giao công nghệ, ngư lưới cụ khai thác cho ngư dân.
Phát biểu tại buỗi lễ, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khai thác, xuất khẩu CNĐD nhằm nâng cao giá trị sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành thủy sản đã và đang được Bộ NN&PTNT phối hợp với các tỉnh, thành trong nước triển khai.
Hiện Bộ NN&PTNT đang triển khai đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến CNĐD theo chuỗi tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Đặc biệt, Bình Định đã tranh thủ được sự hỗ trợ của các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản để thực hiện dự án chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD, mở hướng phát triển mới cho nghề khai thác CNĐD của tỉnh.
Bộ NN&PTNT đánh giá cao sự nỗ lực của tỉnh, đồng thời hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp tỉnh thực hiện tốt dự án này.
Tại buổi lễ, đồng chí Hồ Quốc Dũng trân trọng cảm ơn sự ủng hộ đặc biệt, sự quan tâm sâu sắc và tình cảm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức, doanh nghiệp của Nhật Bản đối với Bình Định và nghề cá của tỉnh trong thời gian qua.
Đồng thời chỉ đạo ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia thủy sản Nhật Bản hướng dẫn ngư dân áp dụng tốt công nghệ, thiết bị và quy trình khai thác, xử lý, bảo quản sản phẩm.
Bà con ngư dân cần phải tỏ rõ quyết tâm và tích cực tham gia dự án.
Đồng chí Hồ Quốc Dũng tin tưởng với sự đồng tâm nỗ lực của địa phương, sự hỗ trợ của Trung ương và các tổ chức, doanh nghiệp của Nhật, dự án chuyển giao công nghệ và khai thác CNĐD của Nhật Bản cho ngư dân sẽ đạt kết quả, mục tiêu đề ra, góp phần phát triển bền vững kinh tế thủy sản của tỉnh nhà.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang động viên ngư dân Bình Định vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Cũng tại buổi lễ, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, lãnh đạo Bộ NN&PTNT và lãnh đạo của tỉnh, đại diện Liên danh Tập đoàn Kato, Công ty Yamada và Sở NN&PTNT đã ký biên bản giao nhận công nghệ và ngư lưới cụ khai thác CNĐD cho ngư dân;
Đại diện Sở NN&PTNT và đại diện Trường Đại học Kagoshima Nhật Bản ký kết bản ghi nhớ hợp tác về nghiên cứu và phát triển nghề cá bền vững; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà và ông Hirosuke Kato, Chủ tịch Tập đoàn Kato Hitoshi General Office trao tượng trưng công nghệ và ngư lưới cụ khai thác CNĐD cho 2 ngư dân huyện Hoài Nhơn tham gia dự án.
Related news
Bộ Công Thương cho biết, giá muối trên thị trường trong nước năm 2014 tương đối ổn định, với muối trắng tại miền Bắc dao động quanh mức 1.600 – 2.500 đồng/kg, miền Nam khoảng 1.000-1.400 đồng/kg. Giá muối giảm khá mạnh (khoảng 30- 40%), trong bối cảnh chi phí vận chuyển tăng mạnh khiến diêm dân khốn khổ. Ngay tại Ninh Thuận – một trong hai “thủ phủ” muối của cả nước giảm từ mức 900- 1.000 đồng/kg hồi đầu năm 2014 xuống 500- 550 đồng/kg vào giữa năm và vẫn duy trì thấp cho đến nay.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đề nghị Chính phủ sớm bổ sung mắc ca là cây công nghiệp chiến lược mới cho vùng này. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostbank) thông báo sẽ thu xếp 22 nghìn tỷ đồng tín dụng cho nông dân Tây Nguyên trồng cây tỷ đô.
Thời gian qua trên báo chí có nhiều ý kiến thảo luận xung quanh vấn đề nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai Việt Nam đầu tư sản xuất tại Lào vào Việt Nam. Có một số ý kiến ủng hộ việc tiếp tục bảo hộ Ngành mía đường Việt Nam, cũng có nhiều ý kiến trong đó đa phần là của các học giả, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là tín hiệu để thúc đẩy ngành mía đường trong nước cần khẩn trương đổi mới.
Muối Bạc Liêu mặn mà, nổi tiếng và là ruộng muối lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Với 56km bờ biển, ruộng muối nơi đây dao động trên dưới 3.000ha do phập phù thời tiết và giá. Bà con diêm dân lao động cật lực trong cái nắng gay gắt để làm ra hạt muối trắng, nhưng luôn thường trực nỗi lo giá hạ.
Cụ thể, tổng hạn ngạch năm 2015 của thóc và gạo các loại là 70.000 tấn quy gạo (Tỷ lệ quy gạo: 2 thóc = 1,2 gạo). Lá và cọng thuốc lá có tổng hạn ngạch là 3.000 tấn, trong đó gồm: Lá thuốc lá chưa tước cọng loại Virginia đã sấy bằng không khí nóng; lá thuốc lá chưa tước cọng, loại Virginia chưa sấy bằng không khí nóng; lá thuốc lá chưa tước cọng, loại Burley...