Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Ong Mật
Đến gia đình anh Lê Xuân Hải, đội 3 Cộng Hòa, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên vào mùa hoa nhãn nở rộ thấy rõ cảnh tấp nập thu hoạch mật ong. Đây là một trong những hộ nuôi ong mật lâu năm nhất và cũng là người có số lượng đàn ong lớn nhất trong xã với hơn 200 đàn.
Trước khi đến với nghề nuôi ong, anh Hải cũng làm đủ mọi nghề từ làm thuê cuốc mướn, nuôi gà, lợn cho đến cả buôn bán. Năm 2002 anh bắt tay vào nuôi ong. Thời gian mới nuôi, ong thường xuyên bị chết, hoặc bỏ đi. Sau thất bại đó, anh quyết tâm tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm, đọc thêm sách báo, tích lũy được một số kinh nghiệm và kĩ thuật về nghề nuôi ong mật.
Đến nay, sau hơn 12 năm nuôi ong mật anh nhận thấy: nuôi ong lấy mật khá đơn giản, không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ và dày công chăm bẵm như trẻ nhỏ. Hơn nữa người nuôi cần phải am hiểu về đặc tính của chúng như quy trình xây tổ, chia đàn, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Nắm được điều đó là thành công đến 80 90% rồi anh Hải chia sẻ.
Với 200 trăm đàn là 200 trăm thùng ong, mỗi thùng được anh tự thiết kế lấy theo kiểu hình chữ nhật với chiều dài 42cm, còn sâu, rộng tùy sở thích của mỗi người nuôi. Trong mỗi thùng anh để khoảng 4-5 cầu là phù hợp nhất. Hàng năm anh thường di chuyển đàn ong theo mùa hoa để thu được chất lượng mật ngon nhất. Ngoài bán lẻ anh còn cung cấp mật ong cho một số doanh nghiệp tại miền Nam, bán giống ong, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Mỗi năm trừ chi phí gia đình anh thu về 400 500 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, anh còn giúp bà con trong vùng về giống, hướng dẫn kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi ong rừng cho người dân nơi đây cùng vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi ong lấy mật.
Nhờ nuôi ong lấy mật đã giúp kinh tế gia đình anh Lê Xuân Hải ngày một phát triển hơn. Giờ đây, nhiều người trong xã cũng học tập anh để nuôi ong lấy mật nhằm phát triển kinh tế, hướng tới thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.
Khai thác lợi thế có diện tích ao, hồ lớn, những năm qua, phong trào nuôi thủy sản của huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) khá phát triển. Các xã, thị trấn có diện tích ao, hồ lớn đã khai thác tốt để nuôi cá, như: Thị trấn Tân Yên, các xã Tân Thành, Thái Hòa, Yên Thuận…
Nắng nóng gay gắt và kéo dài đã làm cho nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh bị khô cạn, dẫn đến nhiều diện tích cây trồng bị thiếu nước tưới, có nguy cơ bị chết khô. tại nhiều địa phương, nước sinh hoạt cho người, nước uống cho gia súc đang bị thiếu trầm trọng.
Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trang trại thì mô hình nuôi ong giữa vườn cà phê đang được nhiều người dân xã Bình Thạnh (Đức Trọng - Lâm Đồng) áp dụng. Nghề nuôi ong đang đem lại nguồn thu nhập để nâng cao đời sống cho nhiều hộ gia đình nơi đây.
Thế nhưng, do phát triển nóng, chưa có quy hoạch và các doanh nghiệp xuất khẩu chưa cùng nhìn nhau về một hướng nên đến nay, nghề nuôi và chế biến, xuất khẩu cá tra liên tục gặp khó.