Chuối Laba Rộng Đầu Ra
Chuối Laba đã trở thành thương hiệu riêng của vùng đất Lâm Đồng, là đặc sản trứ danh, không cần quảng bá mà tiếng thơm bay xa khắp cả trong và ngoài nước.
Chuối Laba còn gọi là chuối tiến vua, chuối Dạ hương, ruột vàng có vị ngọt thanh, thơm dẻo rất đặc trưng, khi chín không có vị chua, nhão như các loại chuối thông thường, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH- CN) công nhận là mặt hàng đặc sản của Đà Lạt – Lâm Đồng.
Chuối Laba cái tên nghe không hề thuần Việt nhưng là một loại chuối được trồng nhiều ở huyện Lâm Hà, khí hậu quanh năm mát mẻ, có nguồn nước tưới tự nhiên chảy từ trên núi, là điều kiện lý tưởng để phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho nhiều hộ nông dân.
Cây chuối Laba gắn liền với tên vùng đất của xã Phú Sơn mà trước đây người Pháp gọi mảnh đất này với cái tên Laba. Giống chuối này là do người Pháp mang từ đảo Java (Indonesia) sang trồng.
Chuối Laba đã trở thành thương hiệu riêng của vùng đất Lâm Đồng, là đặc sản trứ danh, không cần quảng bá mà tiếng thơm bay xa khắp cả trong và ngoài nước. Đặc biệt khách du lịch Pháp, Nga, Hà Lan… khi tới Đà Lạt chỉ thích ăn và mua chuối Laba làm quà. Sản phẩm nức tiếng này được phân phối rộng rãi khắp trên thị trường cả nước và XK, đặc biệt chuối Laba là một trong rất ít mặt hàng nông sản XK đã chinh phục được khá nhiều thị trường khó tính trên thế giới.
Do nhu cầu thị trường rất lớn, đặc biệt là dành cho XK, nhiều đơn đặt hàng từ Nhật Bản, Singapore, Australia, châu Âu, Trung Đông… với mỗi tuần lên đến hàng mấy trăm tấn chuối tươi, nhưng Công ty TNHH La Ba không thể thu mua đủ hàng để XK, do mấy năm trước đây giá chuối bấp bênh, nhiều nông dân đã phá bỏ chuyển sang trồng cây khác.
Có thể bạn quan tâm
Gần đây, ở ĐBSCL xuất hiện khá nhiều mô hình sản xuất mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh, lao động và bảo vệ môi trường. Mô hình nuôi heo và ương tôm giống trong nhà kính của HTX kinh tế Xanh thuộc ấp An Trạch Đông, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu là một điển hình.
Ngày 6/11, lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã tiếp và làm việc với đoàn làm việc của tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) do ông Kurosaki Isamu, Cục trưởng Cục Xúc tiến các chương trình hợp tác về môi trường, Sở Lao động và Công nghiệp tỉnh Nagasaki làm trưởng đoàn.
Năm 2014, toàn tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha).
Ông Lịch cho rằng, để giải bài toán cho ngành nông nghiệp không chỉ đặt trách nhiệm riêng cho Bộ NN-PTNT mà cần phải xem xét tính phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành…
Trong số 7 DN tham gia hội chợ tại VN lần này, ngoài một số Cty như Kubota, Maruyama… đã có sản phẩm phân phối tại VN, đa số những DN mới chỉ lần đầu tiên sang VN nên mục tiêu trước mắt sẽ tập trung thăm dò thị trường. Bước đầu, các DN Nhật sẽ chú trọng vào các loại máy canh tác lúa, rau màu và cây ăn quả…