Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bất An Với Cút, Yến, Bồ Câu

Bất An Với Cút, Yến, Bồ Câu
Ngày đăng: 25/02/2014

Hiện nay, Đồng Nai có tổng đàn chim cút, chim yến khá nhiều và một lượng bồ câu lớn nuôi rải rác. Trước nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm, nhiều cơ sở, trang trại nuôi đang lo lắng tìm biện pháp phòng, chống dịch cho đàn chim cút và chim yến.

Toàn tỉnh hiện có trên 4 triệu con chim cút và 181 cơ sở nuôi chim yến. Với đàn chim cút, các trại chỉ phòng dịch bằng cách tiêu độc, khử trùng trại nuôi hàng tuần và tiêm vaccine các bệnh dịch tả.

* Người nuôi lo lắng

Chim cút được nuôi nhiều nhất ở hai huyện Trảng Bom và Thống Nhất. Các trại nuôi cút hầu như được các hộ nuôi sát với khu vực nhà ở - điểm bất lợi nếu bùng phát dịch. Anh Nguyễn Văn Dương, chủ trại cút ở ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom), cho hay: “Hơn 1 tuần nay, thông tin về dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều địa phương khiến gia đình tôi rất lo lắng. Cứ 3 ngày tôi lại tiến hành phun thuốc tiêu độc, khử trùng một lần và tôi cũng tiêm phòng bệnh cho đàn cút để đảm bảo an toàn”. Anh Dương cũng cho biết thêm, trại của anh không cho người lạ vào để tránh mang theo mầm bệnh.

Chị Nguyễn Thị Thạnh, chủ trại cút ở ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3 nói: “Để phòng bệnh cho đàn chim cút, tôi thường xuyên dọn chuồng trại, xịt thuốc khử trùng và áp dụng các quy trình chăn nuôi an toàn. Chỉ mong sớm có vaccine phòng cúm gia cầm cho đàn cút để tiêm phòng cho an tâm”.

* Nguy cơ từ bồ câu, chim yến

Theo Chi cục Thú y Đồng Nai, đến nay vẫn chưa tìm được loại vaccine phòng cúm cho đàn chim bồ câu, chim yến. Toàn tỉnh hiện có 181 cơ sở nuôi chim yến và tổng đàn bồ câu lên đến hàng ngàn con.

“Gia đình tôi có 4 trại nuôi yến, xảy ra dịch cúm gia cầm khiến tôi bất an vô cùng. Mỗi tuần tôi đều tiến hành dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ và dự định mua thêm các loại thuốc sát trùng về phun xịt để hạn chế mầm bệnh” - anh Lê Phú Trung, ấp 4, xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom) cho biết.

Một số chủ trại nuôi bồ câu ở xã Bảo Quang (TX.Long Khánh) cũng cho hay, do không có vaccine tiêm phòng họ rất cẩn thận không cho người lạ vào trại nuôi. Ngay người người nhà khi ra vào trại cũng rất hạn chế.

Tuy nhiên, tại những hộ nuôi nhỏ lẻ chỉ vài cặp đến vài chục cặp chim bồ câu, công tác phòng dịch ít được chú ý. Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, khẳng định: “Lo lắng nhất là công tác phòng dịch tại các hộ nuôi đàn chim cút, yến, bồ câu nhỏ lẻ, chỉ vài chục đến vài trăm con, thường không chú ý đến khâu phòng dịch nên nguy cơ bùng phát dịch rất cao”.

Theo ông Quang, tiêm phòng vaccine chỉ là một trong các biện pháp phòng dịch. Muốn giảm nguy cơ bùng phát dịch, người chăn nuôi phải áp dụng đồng bộ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, bổ sung các dưỡng chất cho đàn gia cầm để tăng sức đề kháng.

Phó chủ tịch UBND huyện Thống Nhất Huỳnh Thành Vinh nói: “Tổng đàn chim cút của huyện Thống Nhất chiếm khoảng 1/3 tổng đàn của toàn tỉnh. Hơn 1 tuần nay, huyện tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người chăn nuôi áp dụng đồng bộ công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên đàn gà, vịt, trong đó chú trọng nhiều đến đàn cút”. Huyện Thống Nhất đang tổ chức nhiều đoàn kiểm tra các trại để nhắc nhở người chăn nuôi tiêm phòng, tiêu độc sát trùng đầy đủ nhằm hạn chế nguy cơ bùng phát dịch cúm.

Chiều 22-2, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, Cục Thú y vừa có thử nghiệm tiêm phòng vaccine RE 5, RE 6 cho đàn chim cút và kết quả tỷ lệ bảo hộ cúm gia cầm cho đàn cút khá cao. Các trại nuôi chim cút trên địa bàn tỉnh có thể liên hệ với các Trạm Thú y trong huyện để mua vaccine tiêm phòng cho đàn chim cút để tăng khả năng phòng dịch.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Đà Lạt sống khỏe nhờ cà tím Thái Lan Nông dân Đà Lạt sống khỏe nhờ cà tím Thái Lan

Cây cà tím được trồng phổ biến tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), chỉ gần 2 tháng cho thu hoạch, thậm chí ăn gần cả năm.

19/05/2015
Nhộn nhịp mùa tiêu Nhộn nhịp mùa tiêu

Theo thống kê sơ bộ của Hội Nông dân xã Hoài Thanh (Hoài Nhơn - Bình Định), đến nay, trên địa bàn xã có trên 200 vườn tiêu (quy mô từ 100 gốc trở lên), trong đó có khoảng 60% vườn đã cho quả. Từ sự phát triển mạnh cây tiêu dẫn đến thuê mướn nhân công hái tiêu không dễ, khi tiêu vào mùa thu hoạch.

19/05/2015
Sơn Tân mất mùa điều Sơn Tân mất mùa điều

Vụ thu hoạch điều năm nay ở Sơn Tân (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), nông dân kém vui khi điều mất mùa khoảng 60 - 70% do nắng hạn, sâu bệnh…

19/05/2015
Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh Tiền Giang với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

19/05/2015
Đậu phụng được mùa, được giá Đậu phụng được mùa, được giá

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, nông dân Bình Thuận (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) sản xuất gần 400 ha đậu phụng. Nếu như những năm trước phải sản xuất trong điều kiện thiếu nước tưới, rất vất vả, thì năm nay với nguồn nước tưới dồi dào được tăng cường từ hệ thống kênh tưới Văn Phong vừa xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng, bà con nông dân xã Bình Thuận đã có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển cây đậu phụng.

19/05/2015