Cấp Giấy Phép Hoạt Động Khai Thác Thủy Sản Cho Chi Hội Nghề Cá Xã Quảng Công (Thừa Thiên Huế)

Đây là chi hội nghề cá vùng biển đầu tiên tỉnh Thừa Thiên Huế được cấp giấy phép khai thác thủy sản trên biển.
Huyện Quảng Điền vừa giao quyền khai thác thủy sản cho 3 chi hội nghề cá Thành Tiến, Thành Đạt và Thành Nhất (xã Quảng Công).
Theo đó, chi hội nghề cá ven biển xã Quảng Công (với hơn 290 hộ dân sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản) được khai thác trên tổng diện tích 228.000 ha, trong đó có 13.780 ha khai thác thủy sản cố định trên biển với chiều dài 14,5 hải lý tính từ bờ biển ra đến ngoài khơi giáp ranh vùng biển của tỉnh.
Việc cấp giấy phép hoạt động khai thác vùng biển cho chi hội nghề cá ven biển xã Quảng Công sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho người dân khai thác, bảo vệ tài nguyên thủy sản vùng biển.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội thủy sản tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với Hiệp hội Thủy sản huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) tổ chức hội thảo nuôi trồng thủy sản MêKông và biến đổi khí hậu.

Từ việc kinh doanh cây cảnh, anh Bùi Thanh Khiết (thôn Thượng Phường, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã xây nhà khang trang, mua ô tô...

Đó là khuyến cáo mới nhất của các nhà khoa học trước thực trạng, nhiều nông dân ở các tỉnh miền Bắc đang có xu hướng mở rộng, phát triển nghề nuôi ba ba.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, 63 tuổi ở xã Hộ Hải, (huyện Ninh Hải - Ninh Thuận) áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên 3,5 sào đìa của gia đình.

Những năm trở lại đây, giống Cà tím Nhật đang được nhiều nông dân ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) trồng và phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm làm ra có chỗ đứng trên thị trường, tiêu thụ nhanh, ngoài ra còn xuất khẩu sang Nhật.