Người có công xây dựng tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa
Bởi, ông là người có công trong việc vận động nhân dân và thuyết phục các cấp, các ngành chức năng cho phép thành lập Tổ hợp tác (THT) chăn nuôi bò sữa, mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con hội viên của THT.
Chăn nuôi bò sữa mang lại hiệu quả kinh tế cao
Những năm 2009, 2010, giá sữa trên thị trường tăng cao, cộng với điều kiện khí hậu, đất đai và các điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất gặp thuận lợi, nên phong trào nuôi bò sữa tại các địa phương Đơn Dương, Đức Trọng phát triển mạnh mẽ theo dạng “Người người nuôi bò sữa, nhà nhà nuôi bò sữa”.
Việc phát triển ồ ạt chăn nuôi bò sữa, tuy mang lại hiệu quả kinh tế buổi đầu cho nhiều hộ gia đình, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do cạnh tranh không lành mạnh, thị trường tiêu thụ sữa không ổn định, dễ bị dịch bệnh, thiếu đồng cỏ chăn nuôi…
Trước tình hình đó, ông Lê Hồng Duyên đã đứng ra vận động các hộ gia đình trên địa bàn xã Hiệp Thạnh và kết nối với các cấp chính quyền, các ngành chức năng cho phép thành lập THT chăn nuôi bò sữa tại xã Hiệp Thạnh.
Ban đầu, việc vận động thành lập THT cũng gặp khó khăn, bởi một số hộ dân cho rằng vào THT không được ưu đãi gì, lại bị ràng buộc bởi những quy định khắt khe, thà rằng cứ “mạnh ai nấy làm” còn hơn.
Thế nhưng bằng sự kiên trì vận động, thuyết phục và bằng thực tế của một số hộ dân đã trở thành hội viên THT được hưởng nhiều ưu đãi như:
Được NHNo-PTNT cho vay vốn thông qua bảo lãnh của THT; được tiếp xúc với các dịch vụ thú y, kỹ thuật chăm sóc bò, lấy sữa, bảo quản sữa…
Đặc biệt là được hưởng lợi từ Dự án cạnh tranh nông nghiệp của tỉnh, được bao tiêu sản phẩm sữa…
Vì vậy, sau ngày được thành lập chính thức 11/1/2011, THT chăn nuôi bò sữa xã Hiệp Thạnh không ngừng lớn mạnh, từ 69 hội viên ban đầu, nay đã lên đến trên 150 hội viên.
Tổng đàn bò sữa lúc mới thành lập THT chỉ có 305 con, trong đó chỉ có 120 con vắt sữa, nay lên đến gần 800 con, với trên 600 con đang cho vắt sữa.
Từ chỗ chăn nuôi riêng lẻ, “mạnh ai nấy làm”, khi vào THT, các hội viên được định kỳ sinh hoạt hàng tháng để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc và được các ngành chức năng như trung tâm nông nghiệp huyện, trung tâm thú y chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật vắt sữa, bảo quản sữa và cung cấp các loại thuốc sát trùng, thuốc chống viêm vú, thuốc chích ngừa bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng…
Nhờ vậy, đàn bò của các hội viên THT hầu như không bị mắc các loại dịch bệnh, năng suất sữa từ chỗ chỉ đạt 15kg/con, được nâng lên 18 - 20kg/con, thậm chí có hội viên còn đạt 25kg/con.
Đặc biệt, qua kết nối của ông Lê Hồng Duyên, các hội viên THT được tham gia dự án cạnh tranh nông nghiệp, liên minh với Công ty CP sữa Đà Lạt để được bao tiêu sản phẩm và được hỗ trợ 40% vốn để mua con giống, máy vắt sữa, máy phát điện, xây dựng, sửa chữa chuồng trại, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 3,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, qua vận động của THT, các cấp, các ngành chức năng và các hội viên THT đã tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” tại các thôn tập trung hội viên THT sinh sống (tổ 1, tổ 2, thôn Bồng Lai).
Việc đầu tư nâng cấp đường giao thông nông thôn của THT chăn nuôi bò sữa Hiệp Thạnh không những góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức chăn nuôi, vận chuyển nguyên liệu thức ăn cho bò, vận chuyển sữa đến nơi tiêu thụ, mà còn tạo nhiều thuận lợi cho các hội viên trong cuộc sống sinh hoạt.
Từ đó, các hội viên ngày càng gắn bó có trách nhiệm với THT chăn nuôi bò sữa hơn.
Ông Lê Hồng Duyên tự hào cho biết: Do làm tốt công tác kết nối và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, nên vai trò của THT chăn nuôi bò sữa Hiệp Thạnh ngày càng được nâng cao.
Hiện nay, bình quân mỗi hội viên của THT chăn nuôi bò sữa Hiệp Thạnh có từ 3 - 10 con bò sữa đang cho vắt sữa, trong đó có 1/3 hội viên có thu nhập từ 100 triệu đồng/tháng trở lên, thậm chí có hội viên có thu nhập trên 200 triệu đồng/tháng.
Nhờ vậy, 100% hội viên của THT không có hộ nghèo, trong đó có trên 70% hộ gia đình thuộc diện giàu và không ít hộ đang trở thành tỷ phú nhà nông.
Điều đó, khiến các hội viên gắn bó có trách nhiệm với THT hơn và THT cũng ý thức được trách nhiệm ngày càng nặng nề, lớn lao đối với hội viên THT.
Có thể bạn quan tâm
Các cơ quan chức năng của tỉnh cũng đã phun thuốc tiêu độc khử trùng xung quanh khu vực đàn vịt sống, đồng thời tiếp tục phun thuốc khử trùng đối với các vùng đã từng xảy ra bệnh cúm gia cầm trong thời gian qua.
Giá bán thấp, áp lực nhân công thu hoạch, việc đo chữ đường của các nhà máy, nước lũ đang đổ về... là những vấn đề lo lắng của người trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) vào đầu vụ thu hoạch hiện nay.
Sau khi Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) hoàn tất việc thực hiện thí điểm các mô hình nuôi cá chẽm và được đánh giá là khá thành công trên địa bàn tỉnh Dak Lak, đến nay, người dân vẫn chưa mặn mà với việc ứng dụng nhân rộng loại cá này. Nguyên nhân được đánh giá là do chi phí nuôi cao, đầu ra không ổn định…
Năm 1975, từ miền Tây, ông Trần Công Rạng (ấp Tân Tiến, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đưa vợ con về Xuân Hiệp lập nghiệp với 2 bàn tay trắng và 6 đứa con nhỏ. Hàng ngày, vợ chồng ông phải đi cày thuê, cuốc mướn để trang trải cuộc sống.