Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuối Đắng

Chuối Đắng
Publish date: Saturday. October 26th, 2013

Nhiều hộ Đại Lộc (Quảng Nam) cay đắng nhìn ruộng chuối nhà mình tả tơi, mất trắng chỉ trong thoáng chốc khi bão số 11 ập đến.

Đại Lộc là nơi có diện tích trồng chuối thương phẩm lớn với 650ha. Trong đó, các địa phương như Đại Hòa, Đại Hiệp, thị trấn Ái Nghĩa sở hữu hàng trăm héc ta ruộng chuối. Bà Nguyễn Thị Lượm (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) than: “Rứa là hết, gần một mẫu chuối hờn và chuối tiêu hư rồi còn đâu. Mai mốt ni lấy chi bán để chợ búa hàng ngày, lo chuyện phải không. Ở phòng trọ tạm bợ không an toàn, đứa con gái út đang học tại Đà Nẵng về nhà tránh bão. Sau khi gió tan, hắn vội vã đi liền vì ở lại thì sợ nước lụt cô lập, ngày mai không tới trường học được. Tôi đưa cho con 500 nghìn đồng lo ăn ở, học hành. Tiền nớ đều nhờ chuối mà ra” - bà Lượm bần thần nói.

Thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào cây chuối, thế nhưng, đám ruộng rộng 4 sào của bà Dương Thị Ra (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) đã tan hoang sau bão. Một mình nuôi 5 đứa con ăn học, hai đứa con gái lớn đã yên bề gia thất, người con trai đầu ra trường 2 năm qua nhưng mới xin được dạy thỉnh giảng tại trường THPT Lương Thúc Kỳ, lương ba cọc ba đồng. Kiếm được chút đỉnh nhờ vào dạy kèm, nó cũng sốt sắt phụ mẹ nuôi đứa em trai thứ đang học đại học tại TP.Hồ Chí Minh và em gái út đang học ở Đà Nẵng. Bão dữ lướt qua, lũ lụt kéo đến vùi dập ruộng chuối. Bây giờ, bà phải ra chặt được buồng có quả già, hoặc trái đang sắp sửa tròn trịa rửa sạch đem bán gỡ gạc đồng nào hay đồng nấy.

Ở xã Đại Hiệp, gia đình bà Đoàn Thị Loan trú thôn Đông Phú cũng bị hư hại gần 5ha chuối. Đứng trước cảnh tượng bỗng chốc trở thành tay trắng, bà nghe miệng mình đắng ngắt, nước mắt cứ thế tuôn trào. Đang cố gắng bơi thuyền ra vườn đặng cắt những buồng chuối đem bán, ông Phạm Văn Thảo ở khu 1, thị trấn Ái Nghĩa thốt lên: “Chuối chừ ngập trong lũ, có bán cũng chẳng ai mua. Thôi thì đem vô nấu mình ăn, trái non nấu cám cho heo”.

Theo ông Hứa Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ái Nghĩa, bão số 11 đã gây thiệt hại hoàn toàn 163ha chuối của bà con nông dân địa phương. Ước tính mỗi héc ta thu về hơn 20 triệu đồng/lứa, thì họ mất trắng trên 3 tỷ đồng. Nó không những làm hư cây đang trổ buồng mà còn khiến cây con gãy, đổ. Bà con phải chặt bỏ hết rồi trồng lại cây con, hơn 1 năm sau mới có sản phẩm thu hoạch. Trong khi đó, cây chuối là nguồn thu nhập chính của phần lớn người nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì thiệt hại do bão gây ra rất lớn.Nhiều hộ Đại Lộc (Quảng Nam) cay đắng nhìn ruộng chuối nhà mình tả tơi, mất trắng chỉ trong thoáng chốc khi bão số 11 ập đến.

Đại Lộc là nơi có diện tích trồng chuối thương phẩm lớn với 650ha. Trong đó, các địa phương như Đại Hòa, Đại Hiệp, thị trấn Ái Nghĩa sở hữu hàng trăm héc ta ruộng chuối. Bà Nguyễn Thị Lượm (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) than: “Rứa là hết, gần một mẫu chuối hờn và chuối tiêu hư rồi còn đâu. Mai mốt ni lấy chi bán để chợ búa hàng ngày, lo chuyện phải không. Ở phòng trọ tạm bợ không an toàn, đứa con gái út đang học tại Đà Nẵng về nhà tránh bão. Sau khi gió tan, hắn vội vã đi liền vì ở lại thì sợ nước lụt cô lập, ngày mai không tới trường học được. Tôi đưa cho con 500 nghìn đồng lo ăn ở, học hành. Tiền nớ đều nhờ chuối mà ra” - bà Lượm bần thần nói.

Thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào cây chuối, thế nhưng, đám ruộng rộng 4 sào của bà Dương Thị Ra (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) đã tan hoang sau bão. Một mình nuôi 5 đứa con ăn học, hai đứa con gái lớn đã yên bề gia thất, người con trai đầu ra trường 2 năm qua nhưng mới xin được dạy thỉnh giảng tại trường THPT Lương Thúc Kỳ, lương ba cọc ba đồng. Kiếm được chút đỉnh nhờ vào dạy kèm, nó cũng sốt sắt phụ mẹ nuôi đứa em trai thứ đang học đại học tại TP.Hồ Chí Minh và em gái út đang học ở Đà Nẵng. Bão dữ lướt qua, lũ lụt kéo đến vùi dập ruộng chuối. Bây giờ, bà phải ra chặt được buồng có quả già, hoặc trái đang sắp sửa tròn trịa rửa sạch đem bán gỡ gạc đồng nào hay đồng nấy.

Ở xã Đại Hiệp, gia đình bà Đoàn Thị Loan trú thôn Đông Phú cũng bị hư hại gần 5ha chuối. Đứng trước cảnh tượng bỗng chốc trở thành tay trắng, bà nghe miệng mình đắng ngắt, nước mắt cứ thế tuôn trào. Đang cố gắng bơi thuyền ra vườn đặng cắt những buồng chuối đem bán, ông Phạm Văn Thảo ở khu 1, thị trấn Ái Nghĩa thốt lên: “Chuối chừ ngập trong lũ, có bán cũng chẳng ai mua. Thôi thì đem vô nấu mình ăn, trái non nấu cám cho heo”.

Theo ông Hứa Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ái Nghĩa, bão số 11 đã gây thiệt hại hoàn toàn 163ha chuối của bà con nông dân địa phương. Ước tính mỗi héc ta thu về hơn 20 triệu đồng/lứa, thì họ mất trắng trên 3 tỷ đồng. Nó không những làm hư cây đang trổ buồng mà còn khiến cây con gãy, đổ. Bà con phải chặt bỏ hết rồi trồng lại cây con, hơn 1 năm sau mới có sản phẩm thu hoạch. Trong khi đó, cây chuối là nguồn thu nhập chính của phần lớn người nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì thiệt hại do bão gây ra rất lớn.


Related news

Cây Ca Cao Ở Tân Phú Đồng Nai Cây Ca Cao Ở Tân Phú Đồng Nai

Mô hình trồng ca cao dưới tán cây điều và sầu riêng không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) mà còn là giải pháp để giữ ổn định diện tích điều và sầu riêng.

Tuesday. May 29th, 2012
Thiếu Khóm Do Thương Lái Trung Quốc Tranh Mua Thiếu Khóm Do Thương Lái Trung Quốc Tranh Mua

Mấy ngày gần đây, nhiều thương lái Trung Quốc đã vào vùng trồng khóm (dứa) của tỉnh Tiền Giang để thu mua khóm với giá cao. Chính vì vậy, nhiều cơ sở thu mua khóm trong nước gặp khó khăn trong việc tìm nguồn khóm nguyên liệu để thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Tuesday. May 29th, 2012
Những Chiêu Trò Xí Phần: Có Ưu Đãi Tội Gì Không Xí Những Chiêu Trò Xí Phần: Có Ưu Đãi Tội Gì Không Xí

Chóng vánh lấy đất nông nghiệp, chóng vánh san nền, rồi cũng chóng vánh bỏ hoang. Câu chuyện thu hút đầu tư, phát triển các KCN của nhiều địa phương được gọi với cái tên chua chát là “tâm lý bầy đàn”.

Monday. March 5th, 2012
Có Sức Người Sỏi Đá Cũng Thành... Tiền Có Sức Người Sỏi Đá Cũng Thành... Tiền

Đến trang trại của gia đình anh Nguyễn Duy Châu ở xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy (Thái Bình) sau khi vượt qua một chặng đường lầy lội của vùng kinh tế mới, chúng tôi mới thấy hết sự nỗ lực để có thành công với mô hình trang trại tổng hợp của anh.

Wednesday. May 30th, 2012
Ngư Dân Quảng Ngãi Được Mùa Cá Cơm Đầu Năm Ngư Dân Quảng Ngãi Được Mùa Cá Cơm Đầu Năm

Từ giữa tháng 2 đến nay, ngư dân các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Mộ Đức (Quảng Ngãi) được mùa cá cơm.

Monday. March 5th, 2012