Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chung Tay Cứu Cây Cà Phê

Chung Tay Cứu Cây Cà Phê
Ngày đăng: 19/03/2014

Theo đề nghị của Huyện ủy, UBND huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), Hội nông dân (ND) tỉnh đã mời TS Phan Xuân Thanh - Giám đốc Công ty TNHH Phân bón Sông Lam trực tiếp đến xã Đa Mi giúp địa phương “cứu” cây cà phê.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo xã Đa Mi cho biết, diện tích trồng cà phê toàn xã gần 1.500ha đang bị bệnh và rệp, rầy phá hoại. Mặt khác, do thiếu phân bón, không đầu tư chăm sóc nên cây không phát triển, năng suất thấp, trong khi đó ND chưa được các cơ quan chức năng huyện, tỉnh hướng dẫn kỹ thuật.

Về phân bón thì bà con phải ngược lên Bảo Lộc mua nợ của các đại lý với lãi suất 15 - 20%, đến mùa mang sản phẩm đến trả, có hộ không đủ sản phẩm trừ nợ nên nợ gối đầu. Ngoài cây cà phê, ND còn trồng ca cao trên diện tích khoảng 30ha, nhưng hiện nay không ai mua sản phẩm; còn cây sầu riêng phát triển khá nhưng bị bệnh rỉ mủ...

Ông Thanh đã trực tiếp tham quan vườn cà phê xen ca cao, sầu riêng diện tích hơn 2ha của anh Nguyễn Hữu Trí - Chi hội trưởng ND thôn Đa Tro. Ông Thanh đã tặng anh Trí một số thuốc thảo mộc Sông Lam 333 đặc trị một số loại bệnh, rệp, rầy trên cây trồng và hướng dẫn cách sử dụng.

Lãnh đạo Hội ND xã Đa Mi và ông Phan Xuân Thanh đã thống nhất chọn 4 hộ có kinh nghiệm để thực hiện mô hình bón phân vi sinh. Công ty hỗ trợ (không thu tiền) phân vi sinh, vi lượng và thuốc đặc trị, sau đó sẽ tổ chức hội thảo đánh giá và nhân rộng mô hình. Hội ND xã sẽ làm cầu nối để cung ứng phân, thuốc cho ND trên cơ sở chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội ND tỉnh với Công ty TNHH Sông Lam.

Công ty sẽ giới thiệu đối tác mua cà phê, ca cao và các sản phẩm khác cho ND. Ông Thanh hy vọng, với phương thức hợp tác giữa doanh nghiệp và Hội ND nói trên, diện tích cà phê bị dịch bệnh ở vùng Đa Mi sẽ phục hồi sớm và cho sản lượng bình quân 4.000 tấn/năm.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Đất Trồng Lúa Giảm Diện Tích Đất Trồng Lúa Giảm

Diện tích đất trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm dần, do nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác thu được lợi nhuận cao hơn.

29/08/2013
Ương Dưỡng Tôm Giống Nâng Cao Tỷ Lệ Sống, Giảm Chi Phí Nuôi Ương Dưỡng Tôm Giống Nâng Cao Tỷ Lệ Sống, Giảm Chi Phí Nuôi

Để chuẩn bị con giống thả nuôi trên diện tích 1ha, ông Long sử dụng bể xi măng có diện tích khoảng 700m2 để ương dưỡng 900.000 con giống tôm thẻ chân trắng 10 ngày tuổi. Hiện nay mới vào giai đoạn giữa kỳ ương dưỡng nhưng tôm ăn mạnh, lớn nhanh.

31/08/2013
Phát Triển Kinh Tế Biển Phát Triển Kinh Tế Biển

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

31/08/2013
Khai Mạc Hội Thi “Người Chăn Nuôi Heo Giỏi Miền Đông Nam Bộ Năm 2013” Khai Mạc Hội Thi “Người Chăn Nuôi Heo Giỏi Miền Đông Nam Bộ Năm 2013”

Sáng ngày 29-8, tại TP. Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia khai mạc hội thi “Người chăn nuôi heo giỏi vùng Đông Nam bộ năm 2013”. Tham dự hội thi có gần 300 người chăn nuôi heo tiêu biểu thuộc các tỉnh miền Đông Nam bộ.

31/08/2013
Hiệu Quả Bón Phân Silic Trên Đậu Phộng Hiệu Quả Bón Phân Silic Trên Đậu Phộng

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) vừa họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của silic đến sinh trưởng năng suất và chất lượng giống đậu phộng L14 tại Thoại Sơn, An Giang”, do Thạc sĩ Phạm Thị Kiều Oanh-Trạm Khuyến nông Thoại Sơn làm chủ nhiệm.

31/08/2013