Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chung Tay Cứu Cây Cà Phê

Chung Tay Cứu Cây Cà Phê
Publish date: Wednesday. March 19th, 2014

Theo đề nghị của Huyện ủy, UBND huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), Hội nông dân (ND) tỉnh đã mời TS Phan Xuân Thanh - Giám đốc Công ty TNHH Phân bón Sông Lam trực tiếp đến xã Đa Mi giúp địa phương “cứu” cây cà phê.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo xã Đa Mi cho biết, diện tích trồng cà phê toàn xã gần 1.500ha đang bị bệnh và rệp, rầy phá hoại. Mặt khác, do thiếu phân bón, không đầu tư chăm sóc nên cây không phát triển, năng suất thấp, trong khi đó ND chưa được các cơ quan chức năng huyện, tỉnh hướng dẫn kỹ thuật.

Về phân bón thì bà con phải ngược lên Bảo Lộc mua nợ của các đại lý với lãi suất 15 - 20%, đến mùa mang sản phẩm đến trả, có hộ không đủ sản phẩm trừ nợ nên nợ gối đầu. Ngoài cây cà phê, ND còn trồng ca cao trên diện tích khoảng 30ha, nhưng hiện nay không ai mua sản phẩm; còn cây sầu riêng phát triển khá nhưng bị bệnh rỉ mủ...

Ông Thanh đã trực tiếp tham quan vườn cà phê xen ca cao, sầu riêng diện tích hơn 2ha của anh Nguyễn Hữu Trí - Chi hội trưởng ND thôn Đa Tro. Ông Thanh đã tặng anh Trí một số thuốc thảo mộc Sông Lam 333 đặc trị một số loại bệnh, rệp, rầy trên cây trồng và hướng dẫn cách sử dụng.

Lãnh đạo Hội ND xã Đa Mi và ông Phan Xuân Thanh đã thống nhất chọn 4 hộ có kinh nghiệm để thực hiện mô hình bón phân vi sinh. Công ty hỗ trợ (không thu tiền) phân vi sinh, vi lượng và thuốc đặc trị, sau đó sẽ tổ chức hội thảo đánh giá và nhân rộng mô hình. Hội ND xã sẽ làm cầu nối để cung ứng phân, thuốc cho ND trên cơ sở chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội ND tỉnh với Công ty TNHH Sông Lam.

Công ty sẽ giới thiệu đối tác mua cà phê, ca cao và các sản phẩm khác cho ND. Ông Thanh hy vọng, với phương thức hợp tác giữa doanh nghiệp và Hội ND nói trên, diện tích cà phê bị dịch bệnh ở vùng Đa Mi sẽ phục hồi sớm và cho sản lượng bình quân 4.000 tấn/năm.


Related news

Nuôi cá trên các hồ chứa cần phát huy tối đa tiềm năng Nuôi cá trên các hồ chứa cần phát huy tối đa tiềm năng

Với tiềm năng rất lớn, việc nuôi cá trên các hồ chưa thủy lợi, thủy điện đang trở thành một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.

Sunday. November 22nd, 2015
Hạn chế thiệt hại do bệnh gan thận mủ trên cá tra Hạn chế thiệt hại do bệnh gan thận mủ trên cá tra

Những năm gần đây, bệnh gan thận mủ (GTM) hoành hành trên cá tra gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân, thậm chí nhiều trường hợp tỷ lệ hao hụt trong nuôi cá tra thương phẩm lên đến 50%.

Sunday. November 22nd, 2015
Khó phát triển đàn heo đen Khó phát triển đàn heo đen

Thời điểm này, số lượng đàn heo đen tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đang ở mức cao nhất nhằm phục vụ cho thị trường tết Nguyên đán sắp tới. Tuy nhiên, tập quán chăn nuôi thả rông không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn để lại hệ lụy môi trường.

Sunday. November 22nd, 2015
Được, mất chuyện nuôi lợn rừng Được, mất chuyện nuôi lợn rừng

Lợn rừng phù hợp với điều kiện chăn thả tự do hoặc trên diện tích đất rộng rãi.

Sunday. November 22nd, 2015
Có một Thủ đô ăn gà lông Có một Thủ đô ăn gà lông

Thực tế, văn hóa ăn gà lông không chỉ hằn sâu trong nếp nghĩ của người dân Thủ đô Hà Nội mà còn du nhập theo kiều bào sang tận các quốc gia phát triển.

Sunday. November 22nd, 2015