Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuẩn Bị Đủ Các Điều Kiện Cho Sản Xuất Vụ Mùa 2013

Chuẩn Bị Đủ Các Điều Kiện Cho Sản Xuất Vụ Mùa 2013
Ngày đăng: 14/06/2013

Xác định gieo cấy lúa mùa đúng trà, bảo đảm khung thời vụ và cấy hết diện tích là điều kiện tốt để thực hiện vụ đông và hoàn thành chỉ tiêu sản xuất lương thực cả năm. Vụ mùa 2013, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy 25.339 ha lúa, có 12.764 ha lúa lai, chiếm 50,4% diện tích. Trong đó tập trung gieo cấy trà sớm và chính vụ và kết thúc cấy trước ngày 5-7..

Thắng lợi vụ lúa xuân, khích lệ bà con tập trung nguồn lực ra đồng làm đất chuẩn bị gieo cấy lúa mùa. Tính đến ngày 11-6, toàn tỉnh đã thu hoạch được 18.230 ha lúa xuân, đạt trên 90% diện tích lúa cấy. Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, toàn tỉnh đã tiến hành làm đất được gần 9.000 ha, tổ chức gieo 322,5 tấn mạ, lượng mạ gieo đủ cấy cho 6.720 ha. Sản xuất vụ mùa có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, thời tiết và nguồn nước cho gieo cấy. Tuy nhiên đây là vụ sản xuất thường gặp nhiều bất thường do thiên tai, mưa lũ và ngập lụt ảnh hưởng đến sản xuất; tình trạng sâu bệnh như đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá, sâu đục thân, bọ xít và rầy nâu phát sinh gây hại.

Theo dự báo, thời tiết vụ mùa năm nay có nhiều diễn biến phức tạp, tuy mới đầu mùa mưa, một số nơi trên địa bàn đã xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Để chủ động phòng tránh thiên tai, gieo cấy hết diện tích trong khung thời vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các huyện triển khai những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó củng cố kiện toàn ban chỉ đạo sản xuất, Ban phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiện tai. Tiến hành rà soát diện tích ruộng thường xuyên úng ngập để triển khai gieo mạ dự phòng khắc phục nhanh sản xuất bảo đảm khung thời vụ.

Đáp ứng nhu cầu thóc giống cho sản xuất và theo yêu cầu của hộ nông dân, Công ty cổ phần Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang đã chủ động nguồn hàng, cơ cấu giống lúa lai và triển khai lượng giống dự phòng cho diện tích thường xuyên bị ngập lụt. Đến nay, lượng thóc giống đã cung ứng về cơ sở được gần 300 tấn, trong đó có 230 tấn thóc giống lúa lai; 70 tấn thóc giống lúa thuần. Với hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, hiện đã nhận đủ thóc giống (trên 90 tấn). Nét mới trong cơ cấu giống lúa vụ mùa năm nay là tỉnh ta thêm giống TQR6 được ngành nông nghiệp triển khai và nhân ra diện rộng. Đây là giống lúa thuần do Tuyên Quang sản xuất và có năng suất gần 6 tấn/ha, chất lượng gạo ngon, được thị trường ưa chuộng.

Trên địa bàn các huyện, nơi có truyền thống gieo trồng vụ 3, vào thời điểm này cùng với làm đất, bà con đã gieo mạ và bắt tay vào cấy trà mùa sớm. Do thu hoạch lúa xuân kế tiếp sản xuất vụ mùa, bà con các xã hạ huyện Sơn Dương và các xã của huyện Chiêm Hóa đã áp dụng biện pháp gieo mạ sân, gieo mạ trên nền đất cứng và mạ dày xúc phấn đấu đến ngày 25-6 là kết thúc cấy trà mùa sớm. Các loại giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn được khuyến cáo sử dụng là các giống KM18, TBR 45 và nhóm giống lúa chất lượng cao HT1, HT6, Bắc thơm số 7. Cùng với đó là các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn từ 90 đến 95 ngày như Việt lai 20, TH3-3, QR1 để sau thu hoạch kịp bố trí thời vụ gieo trồng ngô, lạc, đậu tương vụ đông.

Trà chính vụ, tập trung gieo cấy những giống dài ngày có năng suất, chất lượng được bố trí gieo cấy từ ngày 20-6 đến ngày 5-7. Cơ cấu giống lúa cho trà chính vụ chủ yếu là lúa lai như LS1, Tạp giao 1, Nhị ưu 838, Việt lai 20, Hoa ưu số 2, LC25, Nam dương 99 và các giống thuần như KM18, BC15, TBR45, giống nếp N97, IRi 352 và nhóm lúa chất lượng cao HT1, HT6, Bắc thơm số 7, QR1. Thời gian gieo mạ từ ngày 10 đến 25-6. Trà mùa muộn chỉ áp dụng cho diện tích thường xuyên ngập lụt ở cốt nước dưới 24,5 m (mực nước sông Lô đo tại thành phố Tuyên Quang).

Nếu ở lúa xuân, bà con thường lo ngại về bệnh đạo ôn thì vụ lúa mùa thường xảy ra bệnh bạc lá. Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất lúa, trong công tác chỉ đạo ngành nông nghiệp yêu cầu các xã, khi kết thúc gieo cấy lúa vụ mùa, chú trọng kiểm tra, giám sát đồng ruộng sớm phát hiện và tổ chức phòng trừ sâu, bệnh kịp thời, hạn chế tình trạng phát sinh thành dịch. Theo dõi chặt chẽ giống mới đưa vào gieo trồng trên địa bàn để phát hiện xử lý các đối tượng kiểm dịch.


Có thể bạn quan tâm

Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình

29/10/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

29/10/2013
Toàn Tỉnh Có Hơn 3.100 Hộ Nuôi Ong Mật Toàn Tỉnh Có Hơn 3.100 Hộ Nuôi Ong Mật

Nuôi ong quy mô hộ gia đình là nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.100 hộ với 15.582 đàn ong nuôi đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

29/10/2013
Cần Thận Trọng Cho Vụ Nuôi Mới Cần Thận Trọng Cho Vụ Nuôi Mới

Viện Nuôi trồng Thủy sản II đưa ra lời cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ con số thiệt hại 30% ở vụ nuôi 2013 và khuyến cáo người nuôi chỉ nên nuôi với mật độ thưa, chọn con giống tốt, sạch bệnh, nuôi an toàn sinh học và nên có thời gian cho đất nghỉ ngơi để cắt mầm bệnh. Theo Trung tâm Thú y vùng VII, việc công bố kết quả tìm ra tác nhân gây hội chứng EMS chỉ mới là bước đầu. Các nghiên cứu tiếp theo để tìm ra cơ chế gây bệnh, giải pháp phòng trị vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Hy vọng đến cuối năm nay sẽ có kết quả tốt.

30/10/2013
Phát Triển Đàn Bò Lai Phát Triển Đàn Bò Lai

Hành Tín Đông (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là một trong những xã có tỷ lệ đàn bò lai lớn nhất tỉnh, với 75% so với tổng đàn. Nuôi bò lai sinh sản đã có lãi, một số hộ còn chuyển sang nuôi bò lai vỗ béo nên thu nhập càng cao.

30/10/2013