Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuẩn bị cho xoài vào Nhật

Chuẩn bị cho xoài vào Nhật
Ngày đăng: 30/09/2015

Chương trình cũng đã giới thiệu đề án xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xoài Đồng Nai.

Doanh nghiệp về làm việc với Hợp tác xã xoài Suối Lớn về vấn đề xuất khẩu trái xoài sang thị trường Nhật Bản.

Theo TS. Nishikawa Koya, Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu chiến lược nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản, lệnh cấm nhập khẩu vào Nhật Bản sắp được bãi bỏ trong thời gian tới là một cơ hội lớn cho trái cây Việt Nam nói chung và xoài Đồng Nai nói riêng.

Tổ chức lại sản xuất

Mặc dù xoài Đồng Nai có ưu thế về sản lượng thu hoạch, chất lượng, môi trường, điều kiện trồng so với nhiều địa phương khác, tuy nhiên để tạo dựng thế cạnh tranh lâu dài, bền vững và thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, tỉnh Đồng Nai cần thiết phải xây dựng chiến lược lâu dài cho sản phẩm xoài trên địa bàn.

TS.Nishikawa Koya đánh giá, trái xoài Đồng Nai có những lợi thế, như: sản lượng lớn, giá rẻ, vị ngon hơn hẳn so với các vùng sản xuất khác.

Đồng Nai lại có vị trí địa lý gần TP.Hồ Chí Minh, giao thông rất thuận lợi, môi trường thích hợp để phát triển cây xoài với mùa thu hoạch kéo dài.

Việc triển khai mở thị trường tại các nước, trong đó có Nhật Bản là khả thi.

Tuy nhiên, tỉnh cần xây dựng chiến lược lâu dài và quan tâm đầu tư cho lĩnh vực sơ chế, chế biến vì áp lực cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng gay gắt.

Theo ông, một khi Đồng Nai đã thống nhất về đề án xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xoài Đồng Nai và triển khai vào thực tế thì phía Nhật Bản sẵn sàng cử chuyên gia đến khảo sát chi tiết mọi mặt.

Sau đó, các chuyên gia sẽ trực tiếp hướng dẫn nông dân Đồng Nai những quy trình kỹ thuật từ khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, bảo quản cũng như hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục, phương pháp vận chuyển trong và ngoài nước

Hỗ trợ công tác quảng bá và giới thiệu, phát triển sản phẩm mới, đào tạo nguồn nhân lực.

Mục tiêu là để trái xoài nói riêng và một số loại nông sản khác của Đồng Nai sớm có mặt tại thị trường Nhật Bản.

Theo ông Võ Văn Chánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Đồng Nai sẽ làm hết sức để đề án xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xoài Đồng Nai sớm đi vào triển khai trên thực tế.

Trong đó, điều quan trọng là tạo dựng lòng tin, giữ chữ tín để thương hiệu xoài Đồng Nai không chỉ thâm nhập vào thị trường Nhật Bản mà còn tự tin vươn tới thị trường các nước trên thế giới.

Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng quy trình trồng trọt, chăm sóc và xuất khẩu xoài hiệu quả, ông Tsai I Chang - Tổng giám đốc Viện Công nghiệp thông tin Đài Loan, một trong những vùng lãnh thổ đang đứng đầu về sản lượng xoài xuất khẩu sang Nhật Bản, đánh giá:

“Đồng Nai là một trong những tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, nông sản Đồng Nai hiện chỉ đáp ứng được nhu cầu về sản lượng, còn chất lượng vẫn chưa đảm bảo để tạo được thế mạnh trên thị trường, đặc biệt là xuất khẩu”.

Theo đó, ông Tsai I Chang đã giới thiệu phương án đồng bộ nâng cao sức sản xuất, chất lượng và hiệu quả khu vực trồng xoài Đồng Nai.

Trong đó, ông nhấn mạnh nội dung nông dân trên địa bàn tỉnh phải tích cực cải thiện giống cây và du nhập các giống cây trồng hiệu quả cao nhằm đáp ứng thị hiếu khách hàng trên thế giới. Đồng thời, phải xây dựng được quy trình chuẩn hóa từ khâu xử lý đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch.

Trong đó, nội dung quan trọng là phải xây dựng được quy trình xuất khẩu chuyên nghiệp, quan tâm đến khâu thủ tục pháp lý cần thiết để triển khai xuất khẩu xoài… 

Làm thương hiệu cho xoài Đồng Nai

Nhiều chủ trang trại, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình tập huấn về quy trình sản xuất xoài xuất khẩu sang Nhật Bản đã rất kỳ vọng vào cơ hội mới về thị trường cho trái xoài Đồng Nai.

Ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc Hợp tác xã xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc), cho hay tháng 12 tới đây, đơn vị sẽ gửi 500kg xoài cát Hòa Lộc và Đài Loan đỏ chào hàng tới một doanh nghiệp của Nhật Bản.

Đây là tín hiệu tích cực mà hợp tác xã kỳ vọng trái xoài Đồng Nai sẽ có mặt tại thị trường Nhật ngay trong năm sau. Những thay đổi về quy trình sản xuất theo yêu cầu của các chuyên gia Nhật Bản, nông dân Đồng Nai có thể làm tốt.

Với phương pháp ghép xoài đã được nhiều nông dân thực hiện thành công, việc chuyển đổi sang những giống xoài đang được thị trường thế giới ưa chuộng cũng rất thuận lợi.

Vấn đề là quy hoạch lại sản xuất để có các vùng chuyên canh với sản lượng lớn, đồng nhất về cả hình thức và chất lượng đạt chuẩn xuất khẩu.

Từ đó, xây dựng được thương hiệu chung cho trái xoài Đồng Nai trên thị trường thế giới.

Bà Nguyễn Thị Kim Mai, nông dân tại huyện Định Quán, cũng cho rằng: “Xoài của trang trại tôi được trồng theo chuẩn VietGAP nên có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật Nhật Bản.

Nhưng để tham gia xuất khẩu, cần xây dựng được thương hiệu chung cho trái xoài Đồng Nai vì một vài đơn vị không thể đáp ứng về mặt sản lượng.

Đây là cả quá trình lâu dài với sự tham gia của cả Nhà nước và doanh nghiệp với nhiều chính sách hỗ trợ để khuyến khích nông dân tham gia”. 


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau chuẩn bị cho nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa Cà Mau chuẩn bị cho nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa

Năm 2014, bà con nông dân trên các vùng đất chuyển dịch tôm - lúa ở huyện Thới Bình như: Biển Bạch, Trí Phải, Trí Lực… trúng đậm vụ tôm càng xanh nuôi xen trên ruộng lúa trong mùa mưa. Năm nay, tinh thần chuẩn bị nuôi tôm càng xanh của bà con huyện Thới Bình càng khí thế hơn và nhiều địa phương khác ở Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời cũng hưởng ứng theo với lượng giống đã đăng ký mua tại Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau khá lớn, đặc biệt là giống tôm càng xanh toàn đực.

21/07/2015
Chọn tôm giống chất lượng là vấn đề then chốt Chọn tôm giống chất lượng là vấn đề then chốt

Trong hoạt động nuôi tôm nước lợ, con giống là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của một vụ tôm. Do đó, việc chọn tôm giống đúng quy cách phải được quan tâm hàng đầu để đảm bảo vụ tôm thắng lợi.

21/07/2015
Chiêm Hóa (Tuyên Quang) phát triển chăn nuôi thủy sản Chiêm Hóa (Tuyên Quang) phát triển chăn nuôi thủy sản

Nhiều năm qua, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã tận dụng lợi thế sông, suối, ao, hồ, ruộng để phát triển chăn nuôi thủy sản. Các loài cá được nuôi nhiều là cá dầm xanh, anh vũ, bỗng, chiên, cá chép ruộng...

21/07/2015
Đầu tư hơn 82 tỉ đồng mở rộng khu sản xuất giống thủy sản Đầu tư hơn 82 tỉ đồng mở rộng khu sản xuất giống thủy sản

Ngày 16/7, nguồn tin từ Sở KH-ĐT tỉnh Phú Yên cho biết, UBND tỉnh vừa đồng ý cho DNTN Thủy sản Đắc Lộc thực hiện dự án Đầu tư mở rộng khu sản xuất giống thủy sản Xuân Hải (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên).

21/07/2015
Phù Cát (Bình Định) có diện tích nuôi trồng thủy sản giảm Phù Cát (Bình Định) có diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

6 tháng đầu năm 2015, do thời tiết nắng nóng kéo dài, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Phù Cát (Bình Định) đạt thấp. Toàn huyện đã đưa vào nuôi các loại thủy sản trên diện tích 462 ha, đạt 78,3% kế hoạch cả năm, giảm gần 158 ha so với cùng kỳ năm trước.

21/07/2015