Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuẩn bị cho gia súc trước mùa rét

Chuẩn bị cho gia súc trước mùa rét
Ngày đăng: 25/11/2015

Để hạn chế trâu bò bị bệnh hoặc chết rét, Cục Chăn nuôi đã có khuyến cáo người chăn nuôi cần chuẩn bị tốt các biện pháp chống rét, chống đói cho đàn vật nuôi.

Chuồng nuôi

- Chuồng đặt ở nơi cao ráo, dễ thoát nước, gần nguồn nước đảm bảo vệ sinh.

- Cửa chuồng hướng về phía Nam hoặc Tây Nam để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng.

- Mái chuồng cao ít nhất là 3m và nhô ra khỏi tường tối thiểu là 0,5m để tránh nước mưa hắt vào tường và chuồng nuôi.

- Thành chuồng cao từ 0,8 - 1,2m.

Những vùng có điều kiện nên xây tường bao quanh chuồng để tránh gió rét và mưa hắt hoặc dùng vật liệu sẵn có tại địa phương để che quanh chuồng nuôi.

- Trong chuồng, nên có ô thoáng phía trên để gió lưu thông.

Khi đốt lửa sưởi, khói sẽ theo lỗ thoáng ra ngoài, không tích khí độc trong chuồng ảnh hưởng tới sức khỏe trâu, bò.

- Nền chuồng cao hơn mặt đất 40 - 50cm, có độ dốc 2 - 3% xuôi về cuối chuồng nơi có hố gom phân, chất thải; không gồ ghề, trơn trượt.

Hố chứa chất thải bố trí ngay sát chuồng nuôi và phải đảm bảo đủ thể tích để chứa toàn bộ lượng chất thải trong cả vụ đông - xuân.

Theo kinh nghiệm tại Hà Giang, Lạng Sơn, người chăn nuôi có thể dùng ván gỗ dày 2 - 2,5cm đặt trên nền chuồng trong vụ đông.

Chuẩn bị vật liệu chống rét

- Rơm, cỏ, lá chuối, bẹ ngô khô để lót chuồng.

Trấu, củi để đốt sưởi.

Bạt, bao nylon, phên, nứa để quây, che chắn, củng cố xung quanh chuồng.

- Chăn, áo, bao tải gai để làm áo chống rét cho trâu, bò (có thể sử dụng các tấm chăn, áo, bao tải gai cũ để làm áo chống rét cho trâu, bò nhưng chú ý là nên sử dụng chất liệu bông, thấm nước.

Không dùng chất liệu nylon vì chất này không thấm nước, hơi nước sẽ đọng lại và thấm ngược trở lại làm trâu, bò bị rét thêm.

Thức ăn, nước uống

Thức ăn: Nên ủ chua một số loại cỏ, ngô dày, phơi khô cỏ và chế biến phụ phẩm nông, công nghiệp có sẵn ở địa phương để dự trữ thức ăn thô cho trâu, bò trong vụ đông.

- Bắt đầu vào tháng 11 hàng năm, cần chuẩn bị sẵn thức ăn dự phòng cho trâu, bò sử dụng trong 4 tháng tiếp theo.

Bởi vì vào mùa đông, thức ăn tự nhiên cho trâu, bò sẽ khan hiếm hơn.

- Nên chuẩn bị trung bình mỗi ngày 1kg thức ăn tinh (ngô, bột cám, bột sắn…) và 30kg thức ăn thô (rơm, cỏ voi, cây chuối, cây sắn, thức ăn ủ chua…) cho 1 trâu/bò trưởng thành, như vậy lượng thức ăn tinh nên dự trữ cho 1 trâu, bò trưởng thành trong 4 tháng mùa đông là 120kg và thức ăn thô là 3.600kg.

Nước uống: Chú ý cung cấp đủ nước uống cho gia súc tại chuồng (những ngày nhiệt độ dưới 15 độ C nên cho trâu, bò uống nước ấm.

Cần bổ sung muối vào trong nước uống cho trâu, bò trong những ngày rét giữ tại chuồng.


Có thể bạn quan tâm

HDBank cho vay xây dựng chuồng trại chăn nuôi lãi suất chỉ 9,69%/năm HDBank cho vay xây dựng chuồng trại chăn nuôi lãi suất chỉ 9,69%/năm

Là một trong những ngành kinh tế quan trọng, nông nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất chăn nuôi nay sẽ có thêm cơ hội thành công nhờ nguồn vốn cho vay xây dựng chuồng trại từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank).

31/07/2015
Heo thịt rớt giá, người chăn nuôi lao đao Heo thịt rớt giá, người chăn nuôi lao đao

Người chăn nuôi heo lại lâm vào tình trạng “điêu đứng” do giá heo thịt giảm mạnh. Liên tục trong gần 2 tháng qua, giá heo thịt giảm từ 4,7 triệu đồng/tạ xuống còn 3,4 - 4 triệu đồng/tạ. Hiện nhiều hộ chăn nuôi heo “tiến thoái lưỡng nan”, bởi heo đến thời kỳ xuất chuồng gặp phải lúc giá quá thấp, bán thì lỗ mà giữ lại chờ giá lên thì tốn thêm nhiều chi phí.

31/07/2015
Vĩnh Linh phát triển đàn bò lên gần 10.000 con Vĩnh Linh phát triển đàn bò lên gần 10.000 con

Trước đây, các hộ gia đình nông dân ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) chăn nuôi bò theo quy mô nhỏ lẻ, mỗi hộ thường nuôi từ 1 đến 2 con. Những năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững nên được các hộ gia đình đầu tư để phát triển đàn bò trên quy mô lớn, mỗi hộ nuôi từ 5 đến 10 con, nhiều hộ có đàn bò lên đến trên 20 con.

31/07/2015
Hoằng Phụ (Thanh Hóa) mở rộng diện tích nuôi thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững Hoằng Phụ (Thanh Hóa) mở rộng diện tích nuôi thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có tổng diện tích 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp và 94 ha vùng ngoại đê. Đối với diện tích vùng ngoại đê, UBND xã Hoằng Phụ chỉ đạo chủ ao đầm nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối tượng chính, đồng thời mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng, vẹm, ngao...

31/07/2015
Quảng Ninh có hơn 400ha nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ mất trắng Quảng Ninh có hơn 400ha nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ mất trắng

Theo tin từ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đợt mưa lớn kéo dài trong các ngày từ 26 đến 28/7 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

31/07/2015