Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Chuối Tiêu Hồng

Mô hình trồng chuối tiêu hồng bằng phương pháp cấy mô do UBND xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) thực hiện tại thôn Định Trường, với diện tích 1 ha, có 5 hộ tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 100% giá giống, phân bón và được tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh...
Kết quả, so với giống chuối tiêu địa phương thì chuối tiêu hồng trồng bằng cây con từ phương pháp nuôi cây mô tế bào ít bị sâu bệnh, có khả năng tăng năng suất 15 - 20%; cây con trồng trong túi bầu nhỏ gọn, dễ vận chuyển, tỉ lệ sống cao, sinh trưởng nhanh, đồng đều; điều chỉnh được thời vụ, ra hoa đồng nhất, số buồng chuối đạt bình quân 75 buồng/sào, mỗi buồng chuối có từ 8 - 10 nải, khi chín có màu vàng sáng đẹp, chất lượng thơm ngon.
Hộ ông Cao Thanh Quý trồng 4 sào chuối, nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên cây chuối phát triển tốt, 100% cây đều ra buồng. Theo ông Quý: Ưu điểm của giống chuối nuôi cấy mô là dễ trồng, cây sinh trưởng, phát triển mạnh, ít sâu bệnh, nhanh cho thu hoạch.
Chỉ vài tháng sau khi trồng, cây chuối tiêu hồng tỏ ra rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở đây, sau 10 tháng trồng đã cho thu hoạch lứa đầu và đem lại thu nhập khá cao. Đến thời điểm này tôi đã bán được hơn 20 buồng chuối và thu về 2 triệu đồng.
Ông Trịnh Bảo Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quang, cho biết: Thổ nhưỡng ở Vĩnh Quang phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn và dài ngày. Người dân địa phương luôn mong muốn tìm được giống cây phù hợp để sản xuất mang tính chất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc thực hiện thành công mô hình chuối tiêu hồng là một bước tiến mới trong việc xác định loại cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8.3, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc cho biết: Triển khai thí điểm việc đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, UBND tỉnh đã đầu tư 1 tỉ đồng cho 5 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương trên địa bàn tỉnh để mua sắm các thiết bị đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương theo kiểu của Nhật.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng triển khai Dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013-2020; Đây là một trong những dự án chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.

Ngày 8/3, Chi cục Thú y Hà Nội tổ chức triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 và H7N9 cho gần 600 cán bộ thú y của các trạm thú y trên địa bàn TP.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, đánh giá dịch cúm gia cầm đang có hiện tượng lây lan. Sau Trảng Bom và Cẩm Mỹ, huyện Vĩnh Cửu là địa phương thứ 3 của tỉnh xuất hiện dịch trên đàn vịt hơn 20 ngàn con.

Tỉnh Bắc Cạn tập trung phát triển đàn lợn giống Móng Cái thuần trên địa bàn từ hai năm nay với mong muốn tạo đàn lợn giống để cung cấp đủ con giống nuôi thương phẩm tại chỗ, phòng, chống dịch bệnh, mang lại thu nhập ổn định cho nông dân. Tuy nhiên, để đề án thành hiện thực, tránh lãng phí, đến nay vẫn cần sự nỗ lực từ nhiều phía.