Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuẩn bị cho gia súc trước mùa rét

Chuẩn bị cho gia súc trước mùa rét
Publish date: Wednesday. November 25th, 2015

Để hạn chế trâu bò bị bệnh hoặc chết rét, Cục Chăn nuôi đã có khuyến cáo người chăn nuôi cần chuẩn bị tốt các biện pháp chống rét, chống đói cho đàn vật nuôi.

Chuồng nuôi

- Chuồng đặt ở nơi cao ráo, dễ thoát nước, gần nguồn nước đảm bảo vệ sinh.

- Cửa chuồng hướng về phía Nam hoặc Tây Nam để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng.

- Mái chuồng cao ít nhất là 3m và nhô ra khỏi tường tối thiểu là 0,5m để tránh nước mưa hắt vào tường và chuồng nuôi.

- Thành chuồng cao từ 0,8 - 1,2m.

Những vùng có điều kiện nên xây tường bao quanh chuồng để tránh gió rét và mưa hắt hoặc dùng vật liệu sẵn có tại địa phương để che quanh chuồng nuôi.

- Trong chuồng, nên có ô thoáng phía trên để gió lưu thông.

Khi đốt lửa sưởi, khói sẽ theo lỗ thoáng ra ngoài, không tích khí độc trong chuồng ảnh hưởng tới sức khỏe trâu, bò.

- Nền chuồng cao hơn mặt đất 40 - 50cm, có độ dốc 2 - 3% xuôi về cuối chuồng nơi có hố gom phân, chất thải; không gồ ghề, trơn trượt.

Hố chứa chất thải bố trí ngay sát chuồng nuôi và phải đảm bảo đủ thể tích để chứa toàn bộ lượng chất thải trong cả vụ đông - xuân.

Theo kinh nghiệm tại Hà Giang, Lạng Sơn, người chăn nuôi có thể dùng ván gỗ dày 2 - 2,5cm đặt trên nền chuồng trong vụ đông.

Chuẩn bị vật liệu chống rét

- Rơm, cỏ, lá chuối, bẹ ngô khô để lót chuồng.

Trấu, củi để đốt sưởi.

Bạt, bao nylon, phên, nứa để quây, che chắn, củng cố xung quanh chuồng.

- Chăn, áo, bao tải gai để làm áo chống rét cho trâu, bò (có thể sử dụng các tấm chăn, áo, bao tải gai cũ để làm áo chống rét cho trâu, bò nhưng chú ý là nên sử dụng chất liệu bông, thấm nước.

Không dùng chất liệu nylon vì chất này không thấm nước, hơi nước sẽ đọng lại và thấm ngược trở lại làm trâu, bò bị rét thêm.

Thức ăn, nước uống

Thức ăn: Nên ủ chua một số loại cỏ, ngô dày, phơi khô cỏ và chế biến phụ phẩm nông, công nghiệp có sẵn ở địa phương để dự trữ thức ăn thô cho trâu, bò trong vụ đông.

- Bắt đầu vào tháng 11 hàng năm, cần chuẩn bị sẵn thức ăn dự phòng cho trâu, bò sử dụng trong 4 tháng tiếp theo.

Bởi vì vào mùa đông, thức ăn tự nhiên cho trâu, bò sẽ khan hiếm hơn.

- Nên chuẩn bị trung bình mỗi ngày 1kg thức ăn tinh (ngô, bột cám, bột sắn…) và 30kg thức ăn thô (rơm, cỏ voi, cây chuối, cây sắn, thức ăn ủ chua…) cho 1 trâu/bò trưởng thành, như vậy lượng thức ăn tinh nên dự trữ cho 1 trâu, bò trưởng thành trong 4 tháng mùa đông là 120kg và thức ăn thô là 3.600kg.

Nước uống: Chú ý cung cấp đủ nước uống cho gia súc tại chuồng (những ngày nhiệt độ dưới 15 độ C nên cho trâu, bò uống nước ấm.

Cần bổ sung muối vào trong nước uống cho trâu, bò trong những ngày rét giữ tại chuồng.


Related news

Hiệu Quả Bước Đầu Của “Cánh Đồng Một Giống” Hiệu Quả Bước Đầu Của “Cánh Đồng Một Giống”

Với việc sản xuất tập trung, sử dụng một loại giống lúa, cùng áp dụng một biện pháp canh tác, những mô hình “cánh đồng một giống” được triển khai trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Phú Bình đã đem lại hiệu quả rõ rệt, từng bước làm thay đổi tập quán canh tác của người nông dân, mở ra hướng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, từ đó tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Friday. June 14th, 2013
Thâm Canh Sản Xuất Lúa Nước Ở Xã Phước Thắng Thâm Canh Sản Xuất Lúa Nước Ở Xã Phước Thắng

Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ tháng 4-2012, xã Phước Thắng (Bác Ái) đã triển khai mô hình thâm canh sản xuất lúa nước trên diện tích 20 ha, với sự tham gia của 25 hộ dân. Sau 2 vụ sản xuất, đến nay các hộ dân đã thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu, cây lúa cho năng suất, hiệu quả khá, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Friday. June 14th, 2013
Mô Hình Nuôi Gà Sao Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Vị Xuyên Mô Hình Nuôi Gà Sao Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Vị Xuyên

Một trong những hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi gà sao đạt hiệu quả kinh tế cao ở Hà Giang là gia đình chị Nguyễn Thị Oanh tổ 15 - thị trấn Vị Xuyên.

Friday. June 14th, 2013
Trồng Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.

Friday. June 14th, 2013
Nuôi Heo Rừng Sinh Sản - Hướng Đi Mới Cho Nhiều Nông Dân Nuôi Heo Rừng Sinh Sản - Hướng Đi Mới Cho Nhiều Nông Dân

Mô hình kinh tế trồng rừng và nuôi heo rừng sinh sản của gia đình chị Đoàn Thị Thanh Hải và anh Võ Ngọc Thương ở vùng đồi núi cao huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam dù là một hướng thử nghiệm mới nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân tại địa phương phát triển kinh tế trang trại.

Friday. June 14th, 2013