Chuẩn bị cây giống trồng rừng mùa mưa

Hiện các đơn vị chủ rừng đang tiếp tục gieo ươm 2.854 nghìn cây giống và chăm sóc 2.259 nghìn cây gieo ươm trong tháng 3 và tháng 4. Lũy kế đến nay là 5.113 nghìn cây, đạt 146% kế hoạch. Cây phát triển tốt và đảm bảo được số lượng rừng trồng. Trong đó, cây giống gieo ươm chủ yếu là keo lai hom, keo lá liềm, phi lao và bạch đàn.
Ngược lại, đến thời điểm này đã vào giữa tháng 6/2015 nhưng thời tiết hạn hán vẫn còn kéo dài. Vì vậy công tác trồng rừng tại các địa phương vẫn chưa thể triển khai. Bà Trần Thị Khánh Trinh - Trưởng phòng Kế hoạch - Phát triển rừng (Chi cục Lâm nghiệp) cho biết: Do thời tiết nắng nóng kéo dài nên những diện tích rừng trồng năm 2014 có tỷ lệ sống thấp (50 - 60%), tỷ lệ sinh trưởng kém.
Thời điểm này năm ngoái, một số huyện phía Nam tỉnh như Đức Linh, Tánh Linh đã bắt đầu trồng rừng do có mưa sớm. Riêng năm nay hầu như chưa có địa phương nào xuống giống và đang chờ mưa.
Theo kế hoạch trồng rừng năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu trồng 2.320 ha. Trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư 195 ha rừng phòng hộ và 500 ha rừng thay thế. Còn lại 1.625 ha rừng sản xuất do vốn tự có của các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dự án. So với năm ngoái, diện tích UBND tỉnh giao tăng khoảng 200 ha, vì có thêm kế hoạch trồng rừng thay thế. Đây là những diện tích thuộc dự án sử dụng đất có rừng bị chuyển mục đích sử dụng, buộc phải trồng rừng khác thay thế diện tích đã mất.
Đánh giá của Chi cục Lâm nghiệp Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, chi cục đã tích cực đôn đốc các đơn vị trực thuộc, các Ban quản lý rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên và các công ty lâm nghiệp tích cực công tác chuẩn bị đất, cây giống triển khai trồng rừng khi vào mùa vụ.
Trong đó có các công trình giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh rừng, trồng và chăm sóc rừng trồng… Tuy vậy, kinh phí thực hiện cho chương trình giao khoán bảo vệ rừng trồng tự nhiên chưa được bổ sung nên gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tại một số đơn vị.
Trong tháng 5/2015, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Mao đã hoàn thành khâu thiết kế trồng rừng và đã được Chi cục Lâm nghiệp tổ chức thẩm định. Riêng các đơn vị còn lại đang lập hồ sơ thuyết minh thiết kế dự toán trồng rừng.
Chi cục Lâm nghiệp cho biết thêm, từ nay đến cuối năm, chi cục sẽ tiếp tục đôn đốc các đơn vị chủ rừng tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng trong công tác gieo tạo, chăm sóc cây giống trồng rừng và trồng cây phân tán, lập hồ sơ thuyết minh thiết kế kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng.
Có thể bạn quan tâm

Hội nông dân (ND) tỉnh vừa trao 1.000 hom giống thanh long ruột đỏ Long Định L1-H14 trị giá 15 triệu đồng cho 6 hộ hội viên thôn Lò Vôi, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ.

Đó là mục tiêu của chương trình hợp tác giữa Tổ chức Phát triển nông nghiệp quốc tế của Liên Hợp Quốc (IPAD) và các tổ chức nông dân khu vực châu Á và Thái Bình Dương giai đoạn II. Hội thảo khởi động chương trình được IPAD và T.Ư Hội NDVN tổ chức ngày 27.3 tại Hà Nội.

Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống. Đây là thế mạnh, nhưng cũng là điểm yếu nếu ta tưởng rằng đã biết quá rõ về nông nghiệp và không thấy cần phải thay đổi.

Với số vốn một tỷ đồng, bà Lê Thùy Hương cùng đối tác Nhật đang dồn sức cho kế hoạch trồng dâu tây trên cao nguyên Mộc Châu, ước tính đem lại cho gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nuôi tôm đã khó, việc đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm cũng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ giá trị mặt hàng này. Trước tình hình tôm nuôi bị thiệt hại diễn ra phức tạp, việc giảm áp lực môi trường ao nuôi, vùng nuôi do sử dụng thuốc, hóa chất đối với vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh qua nhiều năm nuôi liên tiếp, đã nhanh chóng làm lão hóa môi trường ao nuôi là điều khó tránh khỏi.