Nâng Tầm Giá Trị Cá Ngừ Việt Nam
Cùng với những chính sách của Chính phủ hỗ trợ ngư dân có tính chất ưu đãi nhất từ trước đến nay, vào lúc này, tại các địa phương, nhiều giải pháp cũng đang được triển khai nhằm nâng cao đời sống của ngư dân. Một trong những giải pháp đó là tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị.
Cá ngừ là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của cả nước, cùng với tôm và cá tra là 3 sản phẩm được chọn để tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.
Một hội nghị bàn về các giải pháp để tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị đã được Bộ NN - PTNT vừa được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Tại cảng cá tỉnh Phú Yên, nơi khởi đầu nghề khai thác cá ngừ đại dương ở nước ta. Cá ngừ bán cho các nhà máy đông lạnh, giá 73.000 đồng/kg, trong khi đó, cá đạt chất lượng sashimi để xuất khẩu tươi sang Nhật, giá bán 195.000 đồng, nghĩa là gấp gần 3 lần.
Từ khai thác đến xuất khẩu cá ngừ thực sự là chuỗi giá trị, thế nhưng, thời gian qua, chuỗi này đã bị đứt đoạn. Doanh nghiệp trông chờ ngư dân đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng cá ngừ.
Ngược lại, với kiểu mua xô, không có sự minh bạch về chất lượng, giá cả, ngư dân cũng chưa mạnh dạn thay đổi công nghệ. Tất cả những vướng mắc này đang được tháo gỡ với cách tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị.
Ông Phạm Ngọc Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết: " Việc xây dựng chuỗi liên kết, đây là một ngành, một hướng mới trong ngành sản xuất và đối với các nước phát triển thì họ đã làm việc này từ rất lâu rồi.
Giữa người sản xuất và người cung ứng các dịch vụ cũng như là những người tiêu thụ thì cần gắn kết với nhau bằng những hợp đồng cam kết, bằng những hợp đồng kinh tế mà đây là một cái ngư dân chúng ta chưa có thói quen, doanh nghiệp cũng chưa có thói quen, nhưng nếu chúng ta không cam kết với nhau, không nói rõ được trách nhiệm của từng bên có liên quan và được xử lý với nhau một cách văn minh nhất là bằng tòa án trọng tài thì chúng ta sẽ khó mà có được nghề sản xuất phát triển và thiệt thòi cuối cùng thì bao giờ người dân cũng vẫn là người phải gánh chịu."
Sản xuất theo chuỗi giá trị không phải là vấn đề mới và đã được đặt ra từ lâu. Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi còn nhiều mặt hạn chế trong khai thác cá ngừ đại dương từ quy hoạch đến công nghệ khai thác, bảo quản cũng như tổ chức thị trường thì để phương án tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi thực sự mang lại hiệu quả không phải là điều đơn giản.
Ông Vũ Đình Đáp – Chủ tịch Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam: "Giờ nó bắt đầu từ đâu để mà thực hiện chuỗi thì nó là một cái liên hoàn, không thể cắt khúc ra được. Cho nên là muốn mà nó thực hiện được thì phải có người cầm chịch nó, cho nên người quản lý phải là Nhà nước, mà ở đây cụ thể là Bộ NN-PTNT, ở dưới các địa phương là các cái UBND tỉnh."
Hiện tại, cả nước có trên 3.500 tàu câu cá ngừ gắn liền với 35.000 lao động làm nghề khai thác cũng đồng nghĩa gắn với cuộc sống hàng ngàn gia đình ngư dân. Tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị đồng nghĩa với việc nâng cao mức sống của ngư dân và đây cũng chính là mục tiêu mà Chính phủ đang triển khai các chính sách hỗ trợ ngư dân.
Ông Cao Đức Phát – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn: Bây giờ, để triển khai thì vấn đề chúng ta phải làm rõ mục tiêu: Đóng tàu sắt để làm gì? Cải hoán tàu để làm gì? Cải tiến kỹ thuật để làm gì? Hình thành chuỗi để làm gì? Tất cả đều hướng tới một mục tiêu, tôi xin khẳng định như vậy, đó là nâng cao đời sống của ngư dân và là nền tảng để thực hiện các mục tiêu khác.
Năm qua, nâng cao đời sống của ngư dân, thông qua nâng cao hiệu quả của việc đánh bắt cá ngừ, thông qua hiệu quả của việc chế biến, tiêu thụ cá ngừ, thông qua việc giúp cho ngư dân có phương tiện, công nghệ tốt hơn."
Để sản xuất theo chuỗi giá trị, từ phương án phát triển đội tàu khai thác cá ngừ theo hướng hiện đại cũng như các giải pháp thị trường, xây dựng cơ sở dịch vụ hậu nghề cá cần được triển khai đồng bộ.
Cá ngừ vẫn được xem là sản phẩm có dư địa rộng cả về trữ lượng khai thác cũng như nhu cầu thị trường. Nếu tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị cũng đồng nghĩa sẽ phát triển ngành kinh tế biển mũi nhọn, nâng cao đời sống của ngư dân.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện Chiến lược Biển Quốc gia đến năm 2020, Việt Nam trở thành quốc gia "mạnh về biển, giàu lên từ biển “ và Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.
Năm năm qua, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 (Nghị quyết XVIII), chúng ta đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, tạo tiền đề đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
Hòa trong không khí phấn khởi, vui tươi chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX- sự kiện chính trị trọng đại của tỉnh, các đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, lập thành tích chào mừng Đại hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 – 2015 xác định phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm.
Tin từ Sở NN&PTNT ngày 23.10 cho biết, công tác giám sát cảnh báo dư lượng các chất độc hại và kháng sinh cấm trong sản phẩm nông lâm thủy sản năm 2015 đến nay chưa phát hiện tình trạng kháng sinh và chất cấm sử dụng.