Nuôi Gà Thả Vườn Lãi 120 Triệu Đồng/năm
Anh Vũ Thế Phong (trong ảnh), thôn Thượng Bản, xã Quyết Thắng (Sơn Dương - Tuyên Quang) là đoàn viên năng động trong phát triển kinh tế. 32 tuổi, anh đã là chủ một cơ ngơi khang trang hàng tỷ đồng, với mô hình chăn nuôi gà và làm nghề giò chả, thu nhập mỗi năm vài trăm triệu đồng.
Năm 2000, anh Phong mua 100 con gà giống về nuôi thả vườn. Đàn gà được chăm sóc đầy đủ vẫn bị chết gần hết. Qua tìm hiểu, anh đã phát hiện gà bị bệnh tụ huyết trùng cấp nên đã mua thuốc về tiêm và cứu được 20 con. Anh Phong chia sẻ, khi gà mắc bệnh vẫn có thể chữa được, nhưng quan trọng nhất là công tác phòng bệnh. Nếu thực hiện chăn nuôi đúng kỹ thuật, đàn gà được phòng bệnh sẽ phát triển tốt, chống lại được nhiều loại bệnh.
Dần dần anh Phong đầu tư làm chuồng trại, mua thêm gà về nuôi, nâng quy mô đàn lên khoảng 1.000 con mỗi năm. Để chủ động nguồn gà giống, anh quyết định mua lò về ấp trứng, vừa chủ động về con giống, vừa có thêm thu nhập.
Nói là làm, anh Phong tìm xuống Phú Thọ mua máy ấp trứng, rồi về tự mày mò, học hỏi kỹ thuật ấp trứng qua sách, báo, ti vi. Vừa chăn nuôi gà thịt, vừa cung cấp gà giống, mỗi năm, trừ chi phí, anh Phong thu lãi trên 120 triệu đồng.
Nhận thấy ở địa phương nhu cầu sử dụng giò chả rất lớn mà chưa có người làm, nhân dân thường phải đi mua ở nơi khác. Năm 2009, anh Phong đã bàn với vợ xuống Phú Thọ mua máy làm giò chả và xin học nghề. Ban đầu anh chủ yếu bán lẻ, khoảng 10 kg giò chả/ngày.
Dần dần quen khách, chất lượng giò chả được bảo đảm bằng uy tín, nên đã có nhiều người đến đặt hàng số lượng lớn; có ngày vợ chồng anh phải dậy làm từ sáng sớm để kịp cho khách. Vừa phát triển chăn nuôi gà, vừa làm giò, chả, mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu được gần 200 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.
Mặc dù có thời điểm do giá chè xuống thấp, việc canh tác gặp khó khăn, nhiều hộ gia đình đã chặt bỏ cây chè và chuyển sang các loại cây trồng khác, nhưng từ sau năm 2001 đến nay, do nhu cầu tiêu thụ chè trên thị trường tăng mạnh, nghề trồng chè ở Ngọc Đồng cũng có bước phát triển mới.
Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.
Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.
Nhà máy sản xuất kêu khó khăn, lỗ; các siêu thị, cửa hàng bán lẻ kêu lãi không đáng kể; trong khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải mua giá cao hơn nhiều nước trong khu vực, vậy vấn đề nằm ở đâu?