Bà Rịa Vũng Tàu Hạn Chế Việc Trồng Tiêu Ghép Sử Dụng Gốc Tiêu Dại
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng cây tiêu ghép có nguồn gốc từ rừng Amazon ở Nam Mỹ đang diễn ra ở một số địa phương, một số hộ dân coi đây là giải pháp phòng ngừa những bệnh quan trọng trên cây tiêu.
Tuy nhiên, đến nay chưa có thông tin đầy đủ về năng suất, chất lượng và các chỉ tiêu khác nên việc đánh giá giống tiêu ghép sử dụng gốc tiêu dại cần phải tiếp tục theo dõi.
Do vậy, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã đề nghị Phòng NN-PTNT các huyện, chính quyền các xã cần thông tin rộng rãi để người dân biết, hạn chế mở rộng diện tích trồng tiêu ghép nhằm tránh những rủi ro về sau.
Kết quả khảo sát của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho thấy, gốc ghép cây tiêu dại này có sức sống mạnh, sau khi trồng 2 năm cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên khi so sánh với cây giống thông thường, các hộ trồng tiêu đều có nhận xét: giống tiêu này chịu hạn kém, phải tưới nước thường xuyên.
Hiện có một số hộ dân ở các xã (Kim Long, Quảng Thành thuộc huyện Châu Đức và xã Sông Xòa, huyện Tân Thành, xã Hòa Hiệp thuộc huyện Xuyên Mộc và xã Long Phước thuộc TP. Bà Rịa) đã mua giống tiêu ghép sử dụng gốc tiêu dại về trồng với tổng diện tích khoảng 8,1 ha; tuổi cây từ 1 tháng đến 2 năm tuổi.
Trong đó, tại huyện Châu Đức có 2 cơ sở sử dụng giống tiêu Vĩnh Linh ghép trên tiêu dại từ năm 2013 (Trần A Thuận, thôn Tam Long, xã Kim Long và hộ anh Trần Bình Tuy, ấp Liên Lộc, xã Xà Bang).
Lượng cây giống sản xuất năm 2014 khoảng 34.000 bầu, chủ yếu cung cấp giống cho các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra còn có 2 cơ sở tại xã Bàu Chinh và Bình Giã trên địa bàn huyện Châu Đức đã mua cây giống này về bán cho các hộ dân khác với số lượng trên 400 cây.
Có thể bạn quan tâm
Nếu như những năm trước đây, chỉ cần ra cách bờ chưa đầy một hải lý, ngư dân ven biển Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã có thể cào được cả tấn ốc gạo. Thì năm nay, mọi người phải đi thuyền vào tận Đức Phổ và tỉnh Bình Định mới tìm được sản vật này của biển…
Trong mùa mưa bão, diện tích nuôi trồng thủy sản là vùng có nguy cơ ngập úng lớn nhất, gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất, nhất là các hộ nuôi trồng thủy sản ở ven đê. Tuy nhiên, các giải pháp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong mùa mưa bão như các hộ dân vẫn làm hiện nay dường như chưa thể khiến họ an tâm...
Nhìn những thanh niên trẻ măng sinh năm 1991-1993, khó ai có thể tin họ đang là những người “đứng mũi chịu sào” lo lắng công việc của thôn làng và nhận được tín nhiệm cao của người dân trong thôn.
Huyện Cái Bè (Tiền Giang) nổi tiếng với nhiều loại cây ăn trái đặc sản như: Bưởi lông Cổ Cò, Xoài Cát Hòa Lộc, quýt đường, cam sành, nhãn,... Diện tích cây ăn trái ngày càng tăng nhanh. Hiện toàn huyện có 16.864 ha vườn cây ăn trái (tăng 64 ha so với năm 2013).
Ông Nguyễn Văn Tân là người đầu tiên đưa ếch Thái Lan về nuôi ở xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Từ mô hình của ông, nhiều gia đình trong xã đã làm theo và đang làm giàu bền vững.