Chuẩn bị cây giống trồng rừng mùa mưa

Hiện các đơn vị chủ rừng đang tiếp tục gieo ươm 2.854 nghìn cây giống và chăm sóc 2.259 nghìn cây gieo ươm trong tháng 3 và tháng 4. Lũy kế đến nay là 5.113 nghìn cây, đạt 146% kế hoạch. Cây phát triển tốt và đảm bảo được số lượng rừng trồng. Trong đó, cây giống gieo ươm chủ yếu là keo lai hom, keo lá liềm, phi lao và bạch đàn.
Ngược lại, đến thời điểm này đã vào giữa tháng 6/2015 nhưng thời tiết hạn hán vẫn còn kéo dài. Vì vậy công tác trồng rừng tại các địa phương vẫn chưa thể triển khai. Bà Trần Thị Khánh Trinh - Trưởng phòng Kế hoạch - Phát triển rừng (Chi cục Lâm nghiệp) cho biết: Do thời tiết nắng nóng kéo dài nên những diện tích rừng trồng năm 2014 có tỷ lệ sống thấp (50 - 60%), tỷ lệ sinh trưởng kém.
Thời điểm này năm ngoái, một số huyện phía Nam tỉnh như Đức Linh, Tánh Linh đã bắt đầu trồng rừng do có mưa sớm. Riêng năm nay hầu như chưa có địa phương nào xuống giống và đang chờ mưa.
Theo kế hoạch trồng rừng năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu trồng 2.320 ha. Trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư 195 ha rừng phòng hộ và 500 ha rừng thay thế. Còn lại 1.625 ha rừng sản xuất do vốn tự có của các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dự án. So với năm ngoái, diện tích UBND tỉnh giao tăng khoảng 200 ha, vì có thêm kế hoạch trồng rừng thay thế. Đây là những diện tích thuộc dự án sử dụng đất có rừng bị chuyển mục đích sử dụng, buộc phải trồng rừng khác thay thế diện tích đã mất.
Đánh giá của Chi cục Lâm nghiệp Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, chi cục đã tích cực đôn đốc các đơn vị trực thuộc, các Ban quản lý rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên và các công ty lâm nghiệp tích cực công tác chuẩn bị đất, cây giống triển khai trồng rừng khi vào mùa vụ.
Trong đó có các công trình giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh rừng, trồng và chăm sóc rừng trồng… Tuy vậy, kinh phí thực hiện cho chương trình giao khoán bảo vệ rừng trồng tự nhiên chưa được bổ sung nên gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tại một số đơn vị.
Trong tháng 5/2015, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Mao đã hoàn thành khâu thiết kế trồng rừng và đã được Chi cục Lâm nghiệp tổ chức thẩm định. Riêng các đơn vị còn lại đang lập hồ sơ thuyết minh thiết kế dự toán trồng rừng.
Chi cục Lâm nghiệp cho biết thêm, từ nay đến cuối năm, chi cục sẽ tiếp tục đôn đốc các đơn vị chủ rừng tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng trong công tác gieo tạo, chăm sóc cây giống trồng rừng và trồng cây phân tán, lập hồ sơ thuyết minh thiết kế kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng.
Related news

Tính đến nay, nông dân Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã thả nuôi được hơn 2.100ha cá ruộng thay cho vụ lúa Thu đông, tăng 500ha so với năm 2012, tập trung ở những vùng trũng như: xã Hòa An, Hiệp Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú… Ngoài việc nuôi cá, nhiều nông dân còn trồng ấu hoặc sen để tăng thu nhập.

Người nuôi và nhà sản xuất tôm ở ĐBSCL đã có sự bất bình trước thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức công bố phán quyết cuối trong vụ điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam, đồng thời cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hàng ngàn hộ nông dân sản xuất tôm.

Ngày 17/8, hơn 110 đại biểu đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT Cà Mau, các chi cục trực thuộc, Phân viện Nuôi trồng thuỷ sản 2, phòng nông nghiệp các huyện, 9 hợp tác xã nuôi tôm và những hộ nuôi tôm điển hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau dự Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với người nuôi tôm” do Sở NN&PTNT phối hợp với tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện.

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

Huyện Tuy An (Phú Yên) là địa phương có đàn bò nhiều nhất tỉnh, trong đó 71,5% là bò lai. Chăn nuôi bò đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân.