Chưa vào vụ hoa tết đã lo mất mùa

Nông dân An Nhơn đang hối hả chuẩn bị vụ hoa tết
Chị Hồ Thị Hoàng (52 tuổi, trú phường Bình Định, thị xã An Nhơn) đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trồng hoa dịp tết.
“Năm nay gia đình tôi trồng hơn 1.000 chậu hoa cúc và phải bỏ ra gần 100 triệu đồng để chi phí cây giống, xây dựng vườn hoa.
Để cây phát triển tốt và hiệu quả, vợ chồng tôi phải lặn lội lên tận Đà Lạt để mua cây giống với giá 200 đồng/cây, rồi ươm vào chậu”- chị Hoàng cho hay.
Theo chị Hoàng, sau 4 tháng dày công chăm sóc thì 1 chậu nhỏ (ươm 50 cây) bán sỉ với giá 130.000 đồng, chậu lớn (chừng 400 cây) có giá gần 1 triệu đồng.
Tuy nhiên, để đạt được thành quả ấy, người trồng hoa phải ăn ngủ tại vườn và tỉ mỉ trong từng công đoạn trồng hoa.
Chị Hoàng chia sẻ: “Vào thời gian “nước rút” thì vườn hoa của gia đình tôi thuê gần 20 nhân công, bình quân khoảng 140.000 đồng/ngày công.
Để có hoa tốt, người trồng hoa phải kỹ từ khâu làm đất, tưới hoa, cắt đọt, bón phân, phòng sâu bệnh… cho đến canh ngày để hoa nở đúng”.
Chị Võ Thị Châu (làng hoa Vĩnh Liêm, phường Bình Định) nói: “Làm nghề này phải thường xuyên theo dõi thời tiết trên ti vi.
Vì việc chọn búp cái cho cây hoa rất quan trọng, phải đúng ngày và phù hợp với nhiệt độ.
Nếu thấy lạnh thì chọn búp sớm hơn, còn nắng nhiều thì nên chọn búp muộn, chăm chút từng tí một thì mới có thành quả được”.
Theo anh Trần Hữu Văn (55 tuổi, trú làng Kim Châu, An Nhơn), nỗi lo thường trực của người trồng hoa là thời tiết và sức mua của thị trường.
Nhiều năm trước, hoa sinh trưởng tốt thì sức mua rất yếu, khi hoa không đạt chất lượng thì sức mua mạnh nhưng giá lại thấp lè tè.
Anh Văn ngao ngán: “Hiện nay, thời tiết tại Bình Định chưa mưa nhiều, chắc chắn trong thời gian tới sẽ xuất hiện mưa dầm.
Lúc đó, người trồng hoa bón phân, thuốc thì cây chỉ “ăn” được chỉ chừng 50% nên rất khó phát triển.
Trong thời gian tới, người trồng hoa tụi tui rất lo vì thời tiết đang diễn biến thất thường, nếu mưa dầm thì coi như hỏng hết”.
Để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết tới vườn hoa, anh Văn đã chạy vạy vay mượn gần 40 triệu đồng để làm mái che kiên cố, kéo dây thắp sáng 100 bóng điện sẵn sàng ứng phó với những “tai họa” bất ngờ.
Ông Quách Hồng Dục - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Bình Định, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh Bình Định có hơn 1.000 hộ nông dân đang hối hả trồng hoa vụ tết, tập trung tại các làng hoa thị xã An Nhơn, Phước Hòa (Tuy Phước)...
Có thể bạn quan tâm

Theo chân cán bộ xã đến thăm mô hình kinh tế đồi rừng của gia đình anh Cầm Tổng Đồng, ở thôn 7, được biết: Trước đây, kinh tế gia đình rất khó khăn, thuộc hộ nghèo của xã. Năm 2007, gia đình anh đã mạnh dạn nhận 2 ha đồi rừng, trong đó đầu tư trồng 1,5 ha cây keo, diện tích còn lại trồng cây nghệ, chanh, đồng thời chăn nuôi thêm lợn, gà, mỗi năm trừ chi phí gia đình anh thu lãi gần 100 triệu đồng.

Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, vùng rau an toàn của thị trấn Vạn Hà chuyên canh với nhiều lứa cây trồng quanh năm. Những cây trồng chủ yếu là các loại rau màu như: cà chua, cải bắp, đậu cô ve, đậu đũa, mướp đắng, các loại rau cải. Nhiều loại rau, củ được trồng trái vụ nên cho giá trị kinh tế khá cao.

Ông Nguyễn Văn Châu, hộ chuyên nuôi bò ở xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu, An Giang) cho biết, giá bê cái trên thị trường liên tục tăng cao.

Thực hiện phương án này, lớp đất mặt của diện tích đất lúa chuyển mục đích sử dụng sẽ được nạo vét, sau đó chuyển đến khu đất cần cải tạo. Khu đất cải tạo sẽ được san phẳng, gia cố bờ vùng, bờ thửa và cày bừa lại. Tổng kinh phí để thực hiện phương án này là 170 triệu đồng, do các chủ đầu tư chi trả.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị số 14 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã.