Chưa vào vụ hoa tết đã lo mất mùa

Nông dân An Nhơn đang hối hả chuẩn bị vụ hoa tết
Chị Hồ Thị Hoàng (52 tuổi, trú phường Bình Định, thị xã An Nhơn) đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trồng hoa dịp tết.
“Năm nay gia đình tôi trồng hơn 1.000 chậu hoa cúc và phải bỏ ra gần 100 triệu đồng để chi phí cây giống, xây dựng vườn hoa.
Để cây phát triển tốt và hiệu quả, vợ chồng tôi phải lặn lội lên tận Đà Lạt để mua cây giống với giá 200 đồng/cây, rồi ươm vào chậu”- chị Hoàng cho hay.
Theo chị Hoàng, sau 4 tháng dày công chăm sóc thì 1 chậu nhỏ (ươm 50 cây) bán sỉ với giá 130.000 đồng, chậu lớn (chừng 400 cây) có giá gần 1 triệu đồng.
Tuy nhiên, để đạt được thành quả ấy, người trồng hoa phải ăn ngủ tại vườn và tỉ mỉ trong từng công đoạn trồng hoa.
Chị Hoàng chia sẻ: “Vào thời gian “nước rút” thì vườn hoa của gia đình tôi thuê gần 20 nhân công, bình quân khoảng 140.000 đồng/ngày công.
Để có hoa tốt, người trồng hoa phải kỹ từ khâu làm đất, tưới hoa, cắt đọt, bón phân, phòng sâu bệnh… cho đến canh ngày để hoa nở đúng”.
Chị Võ Thị Châu (làng hoa Vĩnh Liêm, phường Bình Định) nói: “Làm nghề này phải thường xuyên theo dõi thời tiết trên ti vi.
Vì việc chọn búp cái cho cây hoa rất quan trọng, phải đúng ngày và phù hợp với nhiệt độ.
Nếu thấy lạnh thì chọn búp sớm hơn, còn nắng nhiều thì nên chọn búp muộn, chăm chút từng tí một thì mới có thành quả được”.
Theo anh Trần Hữu Văn (55 tuổi, trú làng Kim Châu, An Nhơn), nỗi lo thường trực của người trồng hoa là thời tiết và sức mua của thị trường.
Nhiều năm trước, hoa sinh trưởng tốt thì sức mua rất yếu, khi hoa không đạt chất lượng thì sức mua mạnh nhưng giá lại thấp lè tè.
Anh Văn ngao ngán: “Hiện nay, thời tiết tại Bình Định chưa mưa nhiều, chắc chắn trong thời gian tới sẽ xuất hiện mưa dầm.
Lúc đó, người trồng hoa bón phân, thuốc thì cây chỉ “ăn” được chỉ chừng 50% nên rất khó phát triển.
Trong thời gian tới, người trồng hoa tụi tui rất lo vì thời tiết đang diễn biến thất thường, nếu mưa dầm thì coi như hỏng hết”.
Để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết tới vườn hoa, anh Văn đã chạy vạy vay mượn gần 40 triệu đồng để làm mái che kiên cố, kéo dây thắp sáng 100 bóng điện sẵn sàng ứng phó với những “tai họa” bất ngờ.
Ông Quách Hồng Dục - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Bình Định, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh Bình Định có hơn 1.000 hộ nông dân đang hối hả trồng hoa vụ tết, tập trung tại các làng hoa thị xã An Nhơn, Phước Hòa (Tuy Phước)...
Related news

Gạo được trồng theo phương thức hữu cơ có màu sắc sáng đẹp hơn, hương thơm hơn. Khi cắn hạt gạo, gạo chắc và có vị ngọt hơn. Cơm nấu để qua đêm trong tủ lạnh vẫn thơm dẻo.

Hiện nay, nguồn cá đồng ở địa phương ngày càng được phát triển. Nếu như năm 2011, việc nuôi cá bổi thâm canh chỉ diễn ra nhỏ lẻ, khoảng 30 ha thì năm 2013, diện tích nuôi cá bổi tăng thêm 8 ha. Không chỉ đối với nuôi thâm canh mà hình thức nuôi cá bổi công nghiệp cũng ngày càng được mở rộng.

Sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, toàn tỉnh có 20.638 lao động được đào tạo nghề. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, trên 71% lao động sau học nghề có việc làm, tăng thu nhập. Đây là nỗ lực không nhỏ trong công tác đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.

Nhằm giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến, tỉnh Bạc Liêu đang tăng cường công tác quản lý chặt chẽ nguyên liệu trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra giám sát việc kinh doanh của tất cả cơ sở, đại lý thu mua nguyên liệu.

Dù mới chỉ có vài chục hộ ở TP Bảo Lộc và huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) bắt đầu sử dụng né gỗ để nuôi tằm và máy để gỡ kén tằm, thế nhưng, hiệu quả của việc nuôi tằm theo công nghệ mới này đã giúp người nông dân giảm được nhiều công lao động và tăng cao thu nhập.