Chưa Nhiều Sản Phẩm Chế Biến Từ Thanh Long

Bình Thuận có diện tích thanh long lớn nhất cả nước với sản lượng thu hoạch hàng năm trên 500.000 tấn. Cây thanh long đã trở thành cây “làm giàu”, tạo việc làm cho hàng vạn lao động sản xuất, sơ chế, đóng gói và chế biến sản phẩm từ trái thanh long.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường tiêu thụ chủ yếu là trái tươi, lượng thanh long đưa vào chế biến ra các sản phẩm khác không đáng kể. Tại một số tỉnh, thành phố có trồng thanh long như: Long An, Tiền Giang, Đồng Nai... người nông dân và các doanh nghiệp bước đầu cũng đã nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ trái thanh long để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Chẳng hạn như: Công ty công nghệ thực phẩm Nhật Hồng, TP Hồ Chí Minh sản xuất lô hàng nước giải khát thanh long ruột đỏ đầu tiên, dạng nước ngọt – si rô không có ga. Bà Lê Thị Tú Anh ở TP. Hồ Chí Minh bỏ gần 10 tỷ đồng làm thanh long sấy chân không cấp đông.
Tại Bình Thuận, doanh nghiệp tiên phong chế biến sản phẩm từ trái thanh long là Công ty TNHH Rồng Xanh (Khu công nghiệp Phan Thiết). Đây là doanh nghiệp đầu tiên tiếp nhận đề tài “Đa dạng hóa sản phẩm từ trái thanh long”. Doanh nghiệp đã thực hiện dự án “Đầu tư trang thiết bị và chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ trái thanh long” với tổng số vốn đầu tư 23,578 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ có thu hồi là 4,655 tỷ đồng.
Đến nay, các dòng sản phẩm đã được sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ. Trong đó, có 3 dòng sản phẩm được sản xuất và kinh doanh trên thị trường là nước ép thanh long - nha đam với quy mô sản xuất 105.000 chai/ tháng; nước ép thanh long - dừa và thanh long chanh có quy mô sản xuất 45.000 sản phẩm/tháng.
Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn về vốn để duy trì và phát triển. Hợp tác xã Phan Long tại xã Tiến Lợi (Phan Thiết) hiện đang đầu tư máy móc và sản xuất thử nghiệm sản phẩm “thanh long sấy khô” với công suất 120 tấn/năm. Hợp tác xã đang lập đề án xin hỗ trợ kinh phí mua sắm máy móc thiết bị từ nguồn kinh phí khuyến công để đưa vào sản xuất đại trà sản phẩm này.
Bà Hồ Thị Bạch Hoàng ở phường Đức Nghĩa (Phan Thiết) đã mở ra một hướng đi mới để đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ trái thanh long Bình Thuận. Sản phẩm sirô thanh long ruột đỏ và búp (nụ) thanh long muối do chính tay bà chế biến cũng đã được bán thử trên thị trường.
Thanh long Bình Thuận hàng năm thu hoạch với sản lượng lớn, nhưng sản phẩm chế biến từ trái thanh long chưa nhiều.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71562
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 2 hộ thuộc thôn Giếng Êm, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn với tổng đàn gồm 700 con vịt, 475 con gà. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, Chi cục Thú y tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo địa phương thực hiện tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, vệ sinh, tiêu độc khử trùng xung quanh ổ dịch. Như vậy, tính đến ngày 14/10, cả nước còn tỉnh Hòa Bình có dịch cúm gia cầm, tỉnh Quảng Nam có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.

Bão số 10 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, riêng đối với lĩnh vực thủy sản hầu hết diện tích nuôi trồng đều bị ngập, trong đó có nhiều hộ bị mất trắng.

Sau thời gian triển khai các phần việc, phương án trong các chuỗi liên kết, sáng 15/10, Sở NN&PTNT Cà Mau tiến hành hội nghị "Liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau".

Theo thống kê của Sở nông nghiệp - PTNT Đắk Nông thì tính đến nay, toàn tỉnh có trên 1.700 ha cây ăn trái, tăng 500 ha so với năm 2005. Tính riêng năm 2012, sản lượng đạt trên 11.280 tấn, tăng trên 5.500 tấn so với năm 2005.

Đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có trên 280 ha ao đầm nuôi tôm công nghiệp, với hơn 570 hộ thực hiện. Hiện nay, nhiều hộ dân đang bắt tay vào thu hoạch, năng suất bình quân 5 tấn/ha. Hiện giá tôm sú và tôm thẻ ở mức cao, hầu hết bà con đều có lợi nhuận khá.